Sau phát động, là hành động
Những ngày qua một không khí sôi nổi, hào hứng đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh. Sau lễ phát động của Trung ương, các đoàn thể chính trị - xã hội, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ phát động, hội nghị triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” đến đội ngũ cán bộ chủ chốt, đoàn viên, hội viên, người lao động và Nhân dân.
Sau 80 năm, một không khí “bình dân học vụ” lại được tổ chức rộng khắp và thiết thực. Mặc dù tính chất, việc làm có phần khác nhau, nhưng đều chung một mục đích là “xóa mù” để khai trí. Chúng ta đều biết, trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng trở thành xu thế tất yếu, thì việc phổ cập tri thức số cho toàn dân đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp thu hẹp khoảng cách số, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau. Phong trào “Bình dân học vụ số” ra đời với mục tiêu giúp người dân, đặc biệt là đối tượng ít có điều kiện tiếp cận công nghệ có thể nắm bắt và làm chủ công nghệ số, từ đó tham gia sâu hơn vào nền kinh tế số, xã hội số.
Tại Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số” do Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số tổ chức mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, phong trào “Bình dân học vụ số” phải trở thành một phong trào cách mạng, toàn dân, toàn diện, sâu rộng, không ai bị bỏ lại phía sau. Phong trào phải là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, mệnh lệnh từ trái tim, tư duy thông minh của khối óc và hành động quyết liệt từ mỗi người dân. Mỗi đảng viên, cán bộ, công chức phải tiên phong, gương mẫu trong thực hiện phong trào với tinh thần “đi từng ngõ, đến từng nhà, hướng dẫn từng người” và phương châm “triển khai nhanh chóng - kết nối rộng khắp - ứng dụng thông minh”.
Những ngày này, đi tới đâu cũng cảm nhận được thực tiễn phong trào “Bình dân học vụ số” sôi động như thế nào. Với cách làm linh hoạt, các tổ chức đoàn thể, cơ quan chức năng, đoàn viên, hội viên và rất nhiều người dân đang “dạy” cho nhau, hỗ trợ nhau ứng dụng các nền tảng số phù hợp để đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống.
80 năm trước, khi chính quyền cách mạng còn rất non trẻ, chúng ta đã nhận thức được rằng, một đất nước độc lập, tự chủ phải là một đất nước có những công dân biết chữ. Phong trào “Bình dân học vụ” ra đời để đáp ứng điều đó. Còn trong thời đại số hiện nay, yêu cầu của một đất nước hội nhập sâu rộng và từng bước trở nên hùng cường, thì người dân phải biết công nghệ và làm chủ công nghệ số. Phong trào “Bình dân học vụ số” ra đời là để “xóa mù công nghệ”, không ai bị bỏ lại phía sau trong dòng chảy công nghệ số... Từng cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cán bộ và người dân phải thấm nhuần điều đó. Sau lễ phát động phải là hành động thực chất, lâu dài và hiệu quả, không hình thức, màu mè.
Tuệ Minh
{name} - {time}
-
2025-04-13 07:07:00
Cháy rừng liên tiếp ở Quảng Ninh, Hải Phòng, hàng trăm người dập lửa trong đêm
-
2025-04-13 07:00:00
50 năm và ẩn số trong bức ảnh xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập
-
2025-04-08 09:18:00
Chăm lo hoạt động phúc lợi cho người lao động
VinBigdata tuyển sinh Chương trình Đào tạo Kỹ sư AI Vingroup mùa 6 -2025
Nền tảng “Bình dân học vụ số” - hành trình khai mở tri thức số
Giữ vững niềm tin
Hiến giọt máu đào - trao đời sự sống
Agribank Bắc Thanh Hóa trao nhà đại đoàn kết tại huyện Thạch Thành
Xây dựng công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai ở một số huyện miền núi
Những ngôi nhà ấm tình đồng đội
Lợi ích “kép” từ ứng dụng công nghệ trong quản trị nhân lực
Tôn trọng để cùng phát triển