Sản xuất rau trái vụ nâng cao thu nhập
Những năm gần đây, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã chủ động hướng dẫn người dân ứng dụng công nghệ, khoa học - kỹ thuật vào sản xuất các loại cây trồng, rau trái vụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Người dân xã Quảng Lộc (Quảng Xương) chăm sóc rau an toàn.
Những ngày này, người dân xã Quảng Lộc (Quảng Xương) đang tích cực thu hoạch rau cần tây để chuẩn bị trồng vụ mới. Thông thường, loại rau này chỉ ưa khí hậu lạnh, thích hợp trồng vào vụ đông xuân nhưng vài năm trở lại đây, người dân đã trồng rau cần trong cả vụ hè. Đây là loại rau không thể thiếu khi chế biến các món ăn thường ngày như: phở, miến trộn, bún miến các loại... nên nhu cầu của người tiêu dùng cao, cần quanh năm. Đây là lý do khiến rau cần trái vụ được bán với giá cao hơn hẳn so với trồng chính vụ.
Là một trong những hộ gia đình trồng rau cần tây trái vụ đầu tiên của xã, anh Lê Văn Dương cho biết: “Vì là loại rau phát triển mạnh trong thời tiết mát, lạnh nên khi đã bắt tay vào trồng cần tây trái vụ, người trồng phải kiên trì, chịu khó, thường xuyên ra thăm đồng để kịp thời xử lý sâu bệnh. Toàn bộ diện tích ruộng rau được tôi che phủ lưới đen, những ngày nắng gắt thì kéo lưới che lại, chiều mát lại kéo lưới ra để cây có điều kiện phát triển. Bên cạnh đó, người trồng cần chú trọng việc tưới nước, kết hợp bón phân đều để cây đạt độ ẩm tuyệt đối, tránh trường hợp cây bị khô, thiếu nước, thiếu dinh dưỡng và kém chất lượng. Hiện, cây cần tây trái vụ trung bình 45 ngày cho thu hoạch 1 lứa và được bán với giá trung bình từ 20.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với chính vụ.”
Chủ tịch UBND xã Quảng Lộc Nguyễn Khắc Toàn thông tin: "Rau cần tây chính vụ thường được người dân trong xã trồng từ giữa tháng 7 kéo dài đến hết tháng 4 năm sau nhưng hiện nay đã có nhiều hộ dân trồng quanh năm. Vì vậy, để có thể trồng nhiều loại rau trái vụ khác, các hộ cần phải chăm sóc rau rất đặc biệt. Hiện một số hộ dân đã làm giàn, nhà lưới để trồng cần giúp hạn chế hư hỏng do thời tiết. Đặc biệt, xã cũng đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân về quy trình sản xuất theo đúng tiêu chuẩn rau an toàn, nhằm giữ uy tín và chất lượng cho sản phẩm. Theo đó, người dân không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc điều hòa sinh trưởng hay các loại thuốc kích thích khác vào giai đoạn sắp thu hoạch".
Giữa những ngày trung tuần tháng 8, nhiều địa phương tại huyện Thọ Xuân vẫn có các loại rau trái vụ để cung cấp ra thị trường. Tại thôn Tân Thành, xã Thọ Hải, gia đình bà Lê Thị Tâm trồng các loại rau trái vụ được thị trường ưa chuộng như cần tây, rau mùi, thì là, rau cải... Gia đình bà còn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt, phun sương, sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP. So sánh về hiệu quả kinh tế, bà Tâm cho rằng, diện tích được sử dụng trồng rau trái vụ bảo đảm an toàn, doanh thu gấp 2 lần so với trồng chính vụ.
Ông Nguyễn Văn Vinh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thọ Xuân, cho biết: “Để rau trái vụ đạt năng suất và chất lượng cao, người trồng cần che chắn cẩn thận bằng bạt nilon cũng như chú ý lượng nước tưới cho cây. Bên cạnh đó, xã đã cử cán bộ nông nghiệp hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc rau trái vụ cho người dân vì đây là hình thức canh tác mới, khó thực hiện nên khi đã làm thì phải đúng kỹ thuật ngay từ khâu làm đất, bón phân... Nhờ đó, không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập, bảo đảm an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng mà còn nâng cao giá trị trên 1 đơn vị canh tác, tránh tình trạng được mùa mất giá.”
Đến nay, huyện Thọ Xuân đã phát triển được hơn 45ha trồng rau an toàn tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Hiện các sản phẩm rau an toàn đã có thị trường tiêu thụ ổn định tại các bếp ăn tập thể, siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch. Theo tính toán của các hộ, rau an toàn có doanh thu bình quân từ 300 - 350 triệu đồng/ha/năm trở lên.
Mô hình trồng rau trái vụ đã giúp người dân thay đổi tập quán, tư duy sản xuất, từ đó có điều kiện để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, các mô hình trồng rau trái vụ cũng gặp nhiều khó khăn do yếu tố thời tiết khô hạn, nắng gắt, có lúc lại ngập úng... khiến sâu bệnh dễ phát sinh, cây trồng cũng kém phát triển hơn. Chính vì vậy, thời gian qua các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tập trung tuyên truyền về hiệu quả của trồng rau trái vụ; tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn người dân cách thức nghiên cứu thị trường, định hướng để sản xuất các loại rau được thị trường ưa chuộng theo hướng an toàn hiệu quả. Đồng thời, tạo điều kiện, thu hút, tìm kiếm các doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm.
Bài và ảnh: Chi Phạm
{name} - {time}
-
2025-01-15 16:36:00
BMS Vina tham quan Đà Nẵng và Dentium cùng DANAGO
-
2025-01-15 16:22:00
Khẩn trương thi công tu bổ xung yếu hệ thống đê điều Thanh Hóa
-
2024-08-16 07:00:00
Bản tin Tài chính 16/8: Giá vàng nhẫn giảm nhẹ
Hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân có 124.650 thành viên tham gia hoạt động
Định vị hàng hóa xứ Thanh trên thị trường (Bài cuối): Kết nối, kỳ vọng đưa sản phẩm xứ Thanh “cất cánh”
Giá xăng dầu cùng đi lên, mặt hàng RON95-III cộng thêm 179 đồng mỗi lít
Tạo điều kiện giúp hội viên nông dân tiếp cận vốn vay
Vietjet tăng 25.000 chỗ trên toàn mạng bay phục vụ kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9
Áp lực “xanh hóa” của doanh nghiệp sản xuất
Bản tin Tài chính 15/8: Giá vàng thế giới mất đi 1%, trong nước ổn định
Định vị hàng hóa xứ Thanh trên thị trường (Bài 2): Những bước chinh phục ấn tượng
Thực hiện chính sách thuế trong lĩnh vực kinh doanh nông sản nhập khẩu