(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa có hơn 200 km đường biên giới tiếp giáp nước bạn Lào với hai cửa khẩu và hàng chục đường mòn, lối mở. Trước tình hình dịch, bệnh COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp tại các nước láng giềng , tình trạng vượt biên trái phép ngày càng gia tăng, Bộ CHQS tỉnh đã bàn giao 76 cán bộ, chiến sĩ tăng cường cho Bộ Chỉ huy BĐBP Thanh Hóa thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch trên tuyến biên giới đất liền của tỉnh Thanh Hóa.

Vững vàng nơi tuyến đầu chống dịch

Thanh Hóa có hơn 200 km đường biên giới tiếp giáp nước bạn Lào với hai cửa khẩu và hàng chục đường mòn, lối mở. Trước tình hình dịch, bệnh COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp tại các nước láng giềng , tình trạng vượt biên trái phép ngày càng gia tăng, Bộ CHQS tỉnh đã bàn giao 76 cán bộ, chiến sĩ tăng cường cho Bộ Chỉ huy BĐBP Thanh Hóa thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch trên tuyến biên giới đất liền của tỉnh Thanh Hóa.

Vững vàng nơi tuyến đầu chống dịch

Thăm chốt chống dịch 328 tại bản Na Mèo, huyện Quan Sơn, tận mắt chứng kiến nơi ở và những cung đường tuần tra của cán bộ, chiến sỹ, chúng tôi thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nỗi vất vả, sự cống hiến thầm lặng của người lính nơi tuyến đầu Tổ quốc. Chốt có 5 cán bộ, chiến sỹ, trong đó có 2 cán bộ biên phòng và 3 cán bộ, chiến sỹ được Bộ CHQS tỉnh tăng cường lên làm nhiệm vụ ở trong căn nhà tôn nhỏ chỉ đủ để anh em ngủ, nghỉ.

Thượng úy Lê Trung Tân (Ban CHQS thành phố Sầm Sơn) là cán bộ tăng cường, chia sẻ: “Ở đây không có điện nước sinh hoạt, chỉ có duy nhất 1 chiếc bóng đèn tích điện loại bé để sử dụng vào buổi tối. Nước thì phải xin ở nhà dân cách đây 2 km. Còn nấu ăn thì dùng cành cây khô làm củi đun. Thời tiết trên vùng biên giới này khắc nghiệt lắm, ngày nắng nóng, đêm lạnh thấu xương. Mùa này còn hay có mưa lớn, đường đèo trơn và rất khó đi nên khi làm nhiệm vụ tuần tra cũng vất vả hơn”.

Vững vàng nơi tuyến đầu chống dịch

Vẫn biết là gian nan, vất vả, nhưng các cán bộ, chiến sỹ luôn xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của bản thân cũng như của đất nước nên luôn động viên nhau vững vàng nơi biên cương. Bởi các anh tâm niệm rằng, khi khoác lên mình bộ quân phục thì nhiệm vụ bảo vệ biên cương, kiểm soát tốt dịch bệnh ngay từ ngoại biên là nhiệm vụ “đánh giặc thời bình”, giữ vững bình yên cho nhân dân.

Ngoài việc ngày đêm bám trụ, chốt chặn ở các đường mòn, lối mở, kiểm soát chặt chẽ, không để các đối tượng lợi dụng người dân làm nương rẫy gần khu vực biên giới để đưa người xuất nhập cảnh trái phép, cán bộ, chiến sỹ chốt chống dịch 328 còn thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương tới từng xóm bản, đến từng nhà dân tổ chức tuyên truyền, vận động bà con nâng cao ý thức phòng, chống dịch, chủ động cung cấp thông tin cho bộ đội khi phát hiện trường hợp vượt biên trái phép.

Thiếu tá Hoàng Viết Cường (Phó Tham mưu trưởng Ban CHQS thành phố Thanh Hóa) trải lòng: “Khi lên nhận nhiệm vụ tăng cường biên giới chúng tôi xác định lán trại là nhà, rừng là đơn vị, dù có khó khăn, gian khổ đến mấy cũng vượt qua, không để lọt bất kỳ đối tượng nào nhập cảnh trái phép vào địa bàn".

Theo Thiếu tá Cường, anh em đã xác định công tác phòng, chống dịch là nhiệm vụ lâu dài nên ổn định tư tưởng, nêu cao quyết tâm bám chốt, bám đường biên.

Làm nhiệm vụ ở tuyến đầu tổ quốc, có những cán bộ, chiến sỹ đã gần một năm không được về thăm gia đình. Việc liên lạc với người thân cũng rất khó khăn do cuộc gọi chập chờn lúc có lúc không, những dòng tin nhắn có lúc gửi cả ngày không nhận được vì không có đủ sóng điện thoại. Nhưng trên hết, những người lính trên tuyến đầu chống dịch luôn quyết tâm thực hiện tốt “nhiệm vụ kép” quản lý bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch COVID-19.

Trịnh Thu Phương


Trịnh Thu Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]