Quốc hội Iran bỏ phiếu ủng hộ việc đóng eo biển Hormuz
Để đáp trả đòn tập kích của Mỹ đối với các cơ sở hạt nhân chiến lược, Quốc hội Iran ngày 22/6 đã bỏ phiếu thông qua đề xuất đóng cửa eo biển Hormuz có vị trí chiến lược quan trọng.
Tuy nhiên, bất kỳ quyết định cuối cùng nào về việc trả đũa sẽ tùy thuộc vào Hội đồng An ninh Quốc gia tối cao và nhà lãnh đạo Ayatollah Ali Khamenei.
Cuộc bỏ phiếu của Quốc hội chỉ tư vấn cho ông Khamenei về lựa chọn để theo đuổi.
Một tàu chở dầu đang di chuyển về phía eo biển Hormuz. (Nguồn: REUTERS/Ảnh lưu trữ)
Chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Ismail Kowsari, thành viên Ủy ban An ninh Quốc gia của Quốc hội Iran ngày 22/6 cho biết: “Quốc hội đã đi đến kết luận rằng eo biển Hormuz nên bị đóng cửa để đáp trả hành động gây hấn của Mỹ, nhưng quyết định cuối cùng về vấn đề này thuộc về Hội đồng An ninh Quốc gia tối cao”.
Ngay sau quyết định của Quốc hội Iran, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã kêu gọi Trung Quốc thúc giục Iran không đóng eo biển Hormuz.
Trong phát biểu được phát trên kênh Fox News ngày 22/6, ông Rubio - đồng thời là Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ, cho biết: “Tôi khuyến khích chính phủ Trung Quốc ở Bắc Kinh gọi điện cho họ về vấn đề đó, bởi vì họ phụ thuộc rất lớn vào eo biển Hormuz để nhập khẩu dầu”.
Ông nhấn mạnh rằng nếu Iran thực hiện việc đóng eo biển Hormuz, đó sẽ là một hành động leo thang nghiêm trọng và xứng đáng nhận được phản ứng từ Mỹ và các nước khác.
Eo biển Hormuz, nằm ở cửa Vịnh Ba Tư, là một trong những điểm hẹp quan trọng nhất trong thương mại toàn cầu. Dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho thấy 30% nguồn cung dầu của thế giới được vận chuyển qua eo Hormuz. Eo biển hẹp này cũng là nơi vận chuyển của một lượng lớn khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), đặc biệt là từ Qatar, một trong những nước xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới.
Các cường quốc dầu mỏ ở Trung Đông gần như không có phương án nào khác để xuất khẩu dầu nếu eo Hormuz bị phong tỏa. Ả rập Xê út, UAE chỉ xuất khẩu phần nào dầu qua đường ống trên bộ, trong khi Iraq, Kuwait, Qatar và Bahrain chỉ bán dầu qua đường biển.
Các chuyên gia từ lâu đã cảnh báo rằng, bất kỳ sự gián đoạn hoặc kịch bản đóng cửa nào đối với eo biển này, đều có thể sẽ khiến giá dầu tăng cao đột biến và làm xáo trộn an ninh năng lượng toàn cầu.
Theo tờ The Hill, giá dầu trong tháng qua đã tăng do căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran, dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng nếu Iran đóng cửa eo biển Hormuz. Các chuyên gia dự đoán, giá dầu có thể nhảy vọt từ mức 73 USD lên đến 120 USD/thùng nếu tàu chở dầu bị chặn ở Hormuz.
Thanh Vân
(Nguồn: PressTV, The Hill)
{name} - {time}
-
2025-07-15 08:32:00
Xuất khẩu của Trung Quốc lần đầu tiên cán mốc 13.000 tỷ nhân dân tệ
-
2025-07-15 08:03:00
Thái Lan hoãn thực hiện thu phí nhập cảnh đến đầu năm 2026
-
2025-07-15 07:37:00
Hàn Quốc mở rộng điều tra cựu Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee
Mỹ: 24 bang kiện Tổng thống Trump vì từ chối chi 6,8 tỷ USD cho giáo dục
EU do dự về 10 lựa chọn hành động chống lại Israel
Tên lửa Patriot của Mỹ không đánh chặn được tên lửa đạn đạo Iran
Vụ rơi máy bay tại Ấn Độ: FAA, Boeing bác khả năng lỗi khóa nhiên liệu
NATO đạt thỏa thuận về tiêu chuẩn “cao hơn đáng kể” với chi tiêu quốc phòng
Mỹ: Vô hiệu hóa đối tượng vũ trang, ngăn nguy cơ xả súng vào nhà thờ 150 người
Campuchia tuyên bố ngừng nhập khẩu nhiên liệu và khí đốt từ Thái Lan
Nga, Trung Quốc lên án việc Mỹ không kích các cơ sở hạt nhân của Iran
Người Iran chạy trốn khỏi đất nước bị chiến tranh tàn phá trong hành trình dài và đầy hiểm nguy