Quản lý, bảo vệ cây xanh mùa mưa bão
Hệ thống cây xanh đô thị thường bị tác động nhiều bởi việc xây dựng, phát triển đô thị hoặc chỉnh trang hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, ảnh hưởng đến độ chắc chắn, bám trụ của cây, dẫn đến những nguy cơ cây bật gốc, gãy đổ trong mùa mưa bão, tiềm ẩn những vụ tai nạn bất ngờ. Chính vì vậy, bên cạnh việc quản lý, bảo vệ, rà soát, xử lý nguy cơ cây xanh gãy đổ trong mùa mưa bão vô cùng quan trọng.
Công nhân Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa cắt tỉa cây xanh tại đường Trường Thi, TP Thanh Hóa.
Trên thực tế thời gian vừa qua, tại những thành phố lớn trong cả nước đã ghi nhận không ít trường hợp cây xanh gãy cành, bật gốc ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của người dân. Mới đây nhất, tại TP Hồ Chí Minh, cơn mưa lớn kèm gió mạnh vào chiều 12-4 khiến một cây xanh bất ngờ bật gốc đè lên nóc xe ô tô trên đường Trần Văn Trà, khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7, may mắn tài xế được người dân cứu thoát nạn. Cùng thời điểm, trên đường Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, một cây xanh bật gốc đè trúng 2 người chở nhau trên xe máy khiến cả 2 bị thương nặng, phải nhập viện cấp cứu. Năm 2020, cũng tại TP Hồ Chí Minh, vụ việc thương tâm xảy ra khi một cây phượng cổ thụ đang xanh tốt bất ngờ bật gốc, gãy đổ tại một trường học khiến 1 học sinh tử vong và nhiều học sinh khác bị thương. Trên địa bàn tỉnh ta, ảnh hưởng của cơn bão số 2 vừa qua cũng khiến nhiều cây xanh gãy cành, bật gốc. Riêng tại TP Thanh Hóa, cơn bão số 2 đã làm cho 8 cây xanh bị ngã đổ, 6 cây bị gãy cành. May mắn là không gây thiệt hại cho người đi đường.
Theo thông tin từ Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa, hợp đồng dịch vụ công ích giữa UBND TP Thanh Hóa và công ty ký kết từ đầu năm 2021, công ty có nhiệm vụ quản lý cây xanh đô thị với các phần việc như: Cắt thấp tán, khống chế chiều cao cây xanh đường phố tổng số 1.100 cây; chặt hạ 120 cây khô mục, sâu bệnh. Đơn vị cũng tăng cường công tác rà soát, kiểm tra và đề xuất đốn hạ để trồng thay thế các cây sâu bệnh, già cỗi, bong gốc, nghiêng nguy hiểm... Để bảo vệ và phát triển cây xanh trên địa bàn, công ty đã phối hợp cùng các phòng, ban chức năng, UBND các xã, phường trên địa bàn kiểm tra hệ thống cây xanh trên các tuyến đường để tiến hành cắt, tỉa bảo đảm an toàn, trong đó ưu tiên các cây lớn tại các tuyến đường trung tâm trọng yếu như: Quốc lộ 1A, Đại lộ Lê Lợi, Hải Thượng Lãn Ông, Lê Lai... Thường xuyên kiểm tra, rà soát kịp thời tham mưu xử lý cây xanh khô mục có nguy cơ gãy, đổ, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho người dân. Tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện theo đúng quy định về công tác cấp phép chặt hạ, di dời cây xanh đô thị. Kiểm tra, phát hiện kịp thời các trường hợp chặt hạ, di dời cây xanh khi chưa được cấp phép, báo các cơ quan chức năng xử lý theo quy định. Có phương án cắt tỉa tùy thuộc vào từng chủng loại cây xanh, như: Cắt tỉa bớt tán hoặc hạ thấp độ cao cây để hạn chế tối đa việc cây gãy đổ do cây nặng tán hoặc cây quá cao. Tập trung xử lý các chủng loại cây dễ đổ gãy như: xanh, xộp, phượng, xà cừ... Khi mùa mưa bão đến, công ty đã có phương án chằng, chống cây xanh các khu vực công viên, khuôn viên được giao quản lý. Tổ chức lực lượng thường trực, sẵn sàng xử lý các cây xanh gãy đổ ra đường do mưa bão, để bảo đảm an toàn giao thông.
Trên địa bàn TP Thanh Hóa hiện có hàng nghìn cây xanh các loại. Theo kế hoạch, thành phố phấn đấu đến hết năm 2025 trồng thêm ít nhất 1,21 triệu cây xanh. Để thực hiện được mục tiêu trên, TP Thanh Hóa tập trung đẩy mạnh phong trào trồng cây xanh gắn với thường xuyên chăm sóc, bảo vệ, quản lý, giám sát để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Phạm vi trồng cây xanh phân tán, đối với khu vực đô thị, khu dân cư tập trung trồng trên hành lang đường phố, đường tỉnh; các mặt bằng dân cư mới. Khu công nghiệp, khu kinh tế, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, công viên, vườn hoa, quảng trường, khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, các công trình tín ngưỡng, nhà ở và các công trình công cộng khác... Khu vực nông thôn trồng trên hành lang đường giao thông nông thôn, trên đất vườn, ven sông, kênh mương, bờ vùng, bờ thửa; khu du lịch, khu văn hóa lịch sử, tôn giáo, khu công nghiệp, cụm công nghiệp... Lộ trình trong năm 2021, thành phố trồng khoảng 212.000 cây xanh; từ năm 2022-2025 mỗi năm trồng ít nhất 252.000 cây xanh với thông điệp “Trồng thêm một cây xanh là thêm một hành động vì môi trường”.
Trồng cây xanh mới, chăm sóc, quản lý, bảo vệ hệ thống cây xanh cũ – đó là trách nhiệm chung của tất cả mọi người để góp phần vừa bảo vệ những mảng không gian xanh của thành phố vừa hạn chế nỗi lo cây xanh gãy đổ, phòng tránh những “ẩn họa” có thể xảy ra trong mùa mưa bão. Chính vì vậy, mỗi khu dân cư, đơn vị nơi có cây xanh cần tăng cường kiểm tra, rà soát hệ thống cây xanh, phát hiện những cây bị sâu bệnh hoặc có nguy cơ gãy đổ để có phương án xử lý kịp thời, vì sự an toàn chung cho cả cộng đồng.
Bài và ảnh: Minh Hiền
{name} - {time}
-
5 giờ trước
Thị xã Nghi Sơn: Ký cam kết trách nhiệm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
-
7 giờ trước
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất tăng phụ cấp cho giáo viên lên tối đa 80%
-
09:48 24/06/2021
Thạch Thành tiếp nhận hơn 1,5 tỷ đồng ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch COVID-19
Tìm kiếm nạn nhân nhảy cầu Đò Lèn (Hà Trung)
Thực hiện tốt công tác chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động
Khen thưởng 40 gia đình đạt danh hiệu gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu, giai đoạn 2016-2020
Hội viên, phụ nữ xã Thanh Lâm giúp nhau ngày công
Chung tay chống dịch, FLC ủng hộ tỉnh Hà Tĩnh 5 tỷ đồng
Thúc đẩy phong trào hiến máu ngày càng chất lượng, hiệu quả và bền vững
Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Nam Linh ủng hộ 1 tấn gạo và 10.000 khẩu trang vải kháng khuẩn phòng, chống dịch COVID-19
Triển khai mô hình thu gom, phân loại và xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón tại cộng đồng dân cư ven biển
TP Thanh Hóa: “Đói” chỗ để xe tại các khu chung cư
Thời tiết
- 26°C - 33°CCó mây, có mưa rào
- 28°C - 33°CCó mây, không mưa