Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng
Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.
Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.
Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa đọc trong cộng đồng, nhất là học sinh, sinh viên thông qua các sự kiện, ngày hội đọc sách. Nội dung tuyên truyền chú trọng về vai trò, tầm quan trọng của sách và giới thiệu những quyển sách hay, mới đến với cộng đồng.
Một trong những cách làm được Thư viện tỉnh chú trọng đó là xây dựng hệ thống thư viện linh hoạt, rộng khắp; đổi mới hoạt động tại thư viện và cơ sở. Tại các phòng đọc ở thư viện, ngoài hoạt động đọc, tìm kiếm tài liệu, Thư viện tỉnh còn tổ chức đa dạng hóa các hình thức phục vụ bạn đọc như tổ chức các cuộc trưng bày, triển lãm sách chuyên đề nhân các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước bằng hình thức trực quan và trên không gian mạng. Để bạn đọc nắm bắt được thông tin về sách, Thư viện tỉnh giới thiệu những cuốn sách mới bằng những bài giới thiệu sách, giới thiệu chuyên đề. Đặc biệt, tạo ra nhiều hoạt động bổ ích gắn với sách cho các bạn thiếu nhi. Trong dịp hè, mỗi tuần lựa chọn chủ đề và tổ chức các hoạt động như trò chơi dân gian, góc sáng tạo, vẽ tranh, làm đồ thủ công handmade; các hoạt động vui học - vui đọc (kể chuyện theo sách, đọc sách viết cảm nhận, đọc sách trả lời câu hỏi); bé vui trải nghiệm các ngành nghề...
Cùng với đó, để phục vụ bạn đọc khiếm thị, Thư viện tỉnh duy trì phòng đọc khiếm thị với gần 160 bản sách chữ nổi braille, hơn 500 CD sách nói thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, 5 máy tính kết nối internet và các thiết bị chuyên biệt, hỗ trợ tra cứu, sử dụng tài liệu cho bạn đọc khiếm thị...
Xác định kho sách đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút bạn đọc, hằng năm Thư viện tỉnh đã mở rộng liên kết, kết nối với các tác giả, nhà xuất bản, nhà sách tổ chức các chương trình hoạt động giới thiệu sách hay, sách quý, sách mới và huy động các nguồn sách hay, sách mới. Đồng thời, dành kinh phí để bổ sung sách mới; huy động mọi nguồn lực ủng hộ sách, báo cho thư viện, nâng cao số lượng, chất lượng sách, báo, tạp chí tại thư viện. Trong 9 tháng năm 2024, Thư viện tỉnh đã bổ sung và xử lý kỹ thuật 14.398 bản sách; bổ sung 172 đầu báo, tạp chí, sưu tầm 183 bản tài liệu địa chí.
Để sách đến gần với cộng đồng, Thư viện tỉnh đã phối hợp với các trường học, địa phương, trại giam tổ chức các ngày hội đọc sách và phục vụ xe ô tô thư viện lưu động. Từ đầu năm đến nay, Thư viện tỉnh đã tổ chức phục vụ xe ô tô thư viện lưu động về 45 điểm trường trên địa bàn tỉnh. Cùng với phục vụ xe ô tô thư viện lưu động, Thư viện tỉnh đã kết hợp tổ chức ngày hội đọc sách tại các trường học, địa phương. Hoạt động của xe thư viện lưu động và ngày hội đọc sách đã tạo không gian, môi trường mới cho học sinh và người dân được tiếp cận nhiều sách hay, khơi dậy hứng thú đọc sách và rèn luyện kỹ năng đọc sách một cách có hiệu quả cho người dân.
Cùng với đa dạng hóa các hoạt động và xây dựng kho sách, Thư viện tỉnh đã chú trọng xây dựng, củng cố hệ thống tủ sách cơ sở. Hằng năm, Thư viện tỉnh thường xuyên thực hiện công tác luân chuyển sách, báo đến các tủ sách, thư viện, phòng đọc báo tại cơ sở trên địa bàn tỉnh. Để việc luân chuyển sách đạt hiệu quả thiết thực, Thư viện tỉnh không ngừng lựa chọn, bổ sung vốn tài liệu, xây dựng kho sách luân chuyển. Trong quá trình luân chuyển sách phục vụ cơ sở, cán bộ Thư viện tỉnh chủ động khảo sát nhu cầu của bạn đọc để lựa chọn, bổ sung vốn tài liệu vào kho luân chuyển cho phù hợp với nhu cầu của cơ sở. Chính vì vậy, sách kho luân chuyển có nội dung phong phú, đáp ứng nhu cầu của người đọc. Bên cạnh việc luân chuyển sách, cán bộ thư viện còn hướng dẫn thư viện cơ sở cách xây dựng, bố trí tủ sách, kho sách khoa học, hấp dẫn bạn đọc; hướng dẫn cách tổ chức các hoạt động đọc và giới thiệu sách đến với người dân.
Ngoài ra, Thư viện tỉnh còn tích cực vận động Nhân dân, nhất là học sinh, sinh viên tham gia Cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc”; khuyến khích các trường học xây dựng mô hình “Thư viện xanh”, “Thư viện thông minh”, các địa phương, bệnh viện, trại giam xây dựng các tủ sách góp phần khơi dậy đam mê với sách, xây dựng thói quen đọc sách, từng bước hình thành văn hóa đọc trong cộng đồng.
Giám đốc Thư viện tỉnh, Lê Thiện Dương cho biết: Với nhiều giải pháp được triển khai đã khuyến khích, hình thành văn hóa đọc trong cộng đồng, mang lại hiệu quả thiết thực. Phát huy những kết quả đạt được, Thư viện tỉnh sẽ tiếp tục đổi mới hoạt động, xây dựng các tủ sách tại cộng đồng, mở rộng liên kết với các nhà xuất bản, nhà sách làm phong phú nguồn tài liệu, nâng cao số lượng, chất lượng sách, báo, tạp chí.
Bài và ảnh: Thùy Linh
{name} - {time}
-
2025-01-21 20:24:00
Nghị quyết số 17-NQ/TU về văn hóa và con người Thanh Hóa: Từ nhận thức đến hành động (Bài 2) - Kiến tạo môi trường tiến bộ, văn minh
-
2025-01-21 10:14:00
Triển lãm sách, báo Xuân Ất Tỵ 2025 tại Thư viện tỉnh Thanh Hóa
-
2024-11-06 20:00:00
[Podcast] - Tản văn: Mùa mè chín đánh đu trên lưng gió
Du lịch Hà Nam đứng trước nhiều vận hội lớn nhờ lợi thế “cửa ngõ Thủ đô”
Siêu nhạc hội hoành tráng nhất 2024: Viettel Y-Fest sẽ được tổ chức tại phố đi bộ Hà Nội
Tây Ninh - Vùng đất của các di sản văn hóa độc lạ
Phú Quốc sắp có bệnh viện và quảng trường đẳng cấp quốc tế tại An Thới
Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích
Đừng để thư viện vắng bóng bạn đọc
Hồi ký của một nữ chính trị gia
[Podcast] Truyện ngắn: Cơ hội cuối cùng
[E-Magazine] – Thương nhớ ngày mưa.