(Baothanhhoa.vn) - Nga Sơn - mảnh đất địa linh nhân kiệt nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa, không chỉ gợi nhắc về một miền quê “cổ tích”, với mỗi ngọn núi, con sông, cánh đồng,... đều thấm đẫm sắc màu huyền thoại, mà còn nổi danh với nghề chiếu cói từ xưa. Trải qua bao thăng trầm, người dân nơi đây vẫn giữ gìn và phát huy được những giá trị của ông cha; đồng thời du nhập những nghề mới, cách làm mới đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Phát triển nghề truyền thống ở miền quê “cổ tích”

Nga Sơn - mảnh đất địa linh nhân kiệt nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa, không chỉ gợi nhắc về một miền quê “cổ tích”, với mỗi ngọn núi, con sông, cánh đồng,... đều thấm đẫm sắc màu huyền thoại, mà còn nổi danh với nghề chiếu cói từ xưa. Trải qua bao thăng trầm, người dân nơi đây vẫn giữ gìn và phát huy được những giá trị của ông cha; đồng thời du nhập những nghề mới, cách làm mới đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Phát triển nghề truyền thống ở miền quê “cổ tích”Sản phẩm từ bèo tây của Công ty CP Sản xuất - Chế biến cói xuất khẩu Việt Anh ở xã Nga An được xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Với tiêu chí “Gần gũi với thiên nhiên, an toàn với sức khỏe con người” và mang những giá trị văn hóa đặc trưng của vùng đất Nga Sơn, sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, Công ty CP Sản xuất - Chế biến cói xuất khẩu Việt Anh ở xã Nga An do anh Phạm Minh Tôn làm giám đốc, đã và đang là doanh nghiệp có tiếng trong và ngoài nước. Đây là doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu cói, mây, bèo tây, lục bình, tre, nứa... Những năm qua, công ty chú trọng đến hình thức và chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Mỗi sản phẩm bình cói, rổ cói, đĩa cói của công ty đều được làm từ bàn tay người dân Nga Sơn với sự chăm chút tỉ mỉ từng công đoạn. Công ty liên tục đổi mới sản phẩm để thích ứng với thị trường, đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá sản phẩm và gắn tem, mã QR để truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Hiện công ty có 2 xưởng sản xuất, tổng diện tích mặt bằng 15.000m2, thu hút thường xuyên gần 100 lao động và hơn 1.000 lao động thời vụ với mức thu nhập bình quân từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Ngoài nghề chiếu cói, trên địa bàn huyện Nga Sơn còn có các nghề khác như: làng mây tre, nghề chổi, nghề bún, nghề bánh đa, bánh phở, nghề mộc, nghề chế biến thủy, hải sản... Những năm gần đây, huyện Nga Sơn đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phát triển ngành nghề phù hợp với tình hình thực tiễn. Nhờ vậy, nhiều ngành nghề truyền thống ở nông thôn đã được khôi phục và phát triển, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động trên địa bàn. Sản phẩm sản xuất ra cũng ngày càng đa dạng, phong phú hơn về chủng loại, mẫu mã, bao bì. Thị trường tiêu thụ sản phẩm đến nay cũng đã vươn xa, xuất khẩu sang một số nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Đức...

Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn Thịnh Văn Huyên cho biết: "Từ xa xưa, chiếu cói Nga Sơn cùng chiếu cói của Kim Sơn (Ninh Bình) là một trong những vật cống tiến triều đình, được các bậc vua chúa, quan lại ưa dùng. Ngày nay, làng nghề chiếu cói Nga Sơn mở rộng mẫu mã sản phẩm, bên cạnh chiếu cói đã có thêm tấm thảm lót sàn, chiếu xe đan, làn, dép đi trong nhà, đồ dùng trang trí... Các sản phẩm làm từ cói, bèo tây, sơ dừa thân thiện với môi trường được ưa chuộng tại nhiều nước.

Nhằm gìn giữ và phát huy các ngành nghề truyền thống trên địa bàn, huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai hiệu quả các nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước, về phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Từng đơn vị, chi hội, chi bộ và đảng bộ trong huyện được giao phải đưa việc phát triển nghề - làng nghề thành một chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Hiện trên địa bàn huyện Nga Sơn có khoảng 15.000 hộ, cơ sở sản xuất làm nghề dệt chiếu, đan lát. Hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm làng nghề được đầu tư hạ tầng và nhân lực để phục vụ kinh doanh. Huyện cũng đã xây dựng 3 cụm công nghiệp, làng nghề liên xã, với tổng diện tích hơn 60ha, nhằm tạo điều kiện về quỹ đất cho các cơ sở mở rộng quy mô sản xuất. Giai đoạn 2021-2025, huyện Nga Sơn đã và đang phối hợp với các đơn vị đào tạo, nâng cao tay nghề cho lao động, tăng cường xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, nghiên cứu các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nghề truyền thống gắn với XDNTM; khuyến khích các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nghiên cứu đưa ra các sản phẩm có tính đặc trưng, thương hiệu có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân.

Bài và ảnh: Minh Hiếu



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]