Phát triển đảng viên ở miền núi xứ Thanh
Thực tiễn cho thấy, ở khu vực nông thôn, miền núi xứ Thanh, tỷ lệ đảng viên mới kết nạp đang có chiều hướng giảm do khó khăn về công tác tạo nguồn. Thế nhưng, với sự chỉ đạo quyết liệt cùng những giải pháp linh hoạt, nhiều địa phương đã giải được bài toán “già hóa” đảng viên.
Lễ kết nạp đảng viên tại Chi bộ bản Khẹo, xã Bát Mọt (Thường Xuân).
Cũng như nhiều chi bộ ở khu vực nông thôn, miền núi trong tỉnh, công tác phát triển đảng viên ở Chi bộ bản Khẹo, xã Bát Mọt (Thường Xuân) gặp không ít khó khăn, nhất là vấn đề tạo nguồn. Nguyên nhân chính là do một bộ phận thanh niên có xu hướng rời quê hương đi làm ăn xa; học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp không muốn trở về địa phương vì khó tìm kiếm việc làm; số ít ở lại địa phương thì chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế gia đình mà không có nguyện vọng phấn đấu vào Đảng... Một trở ngại nữa đối với công tác phát triển đảng viên ở bản Khẹo đó là kinh tế khó khăn cũng phần nào tác động đến tâm lý của người muốn đứng vào hàng ngũ của Đảng...
Ông Vi Văn Sáng, Bí thư Chi bộ bản Khẹo, cho biết: Căn cứ vào thực tế ở địa phương về công tác tạo nguồn kết nạp đảng viên, chi bộ đã giao trách nhiệm cho tổ chức đoàn thể và từng đảng viên phát hiện, kèm cặp, tạo nguồn giới thiệu đoàn viên, hội viên ưu tú cho chi bộ bồi dưỡng kết nạp Đảng. Sau khi phát hiện được quần chúng ưu tú, chi bộ cử đảng viên phụ trách chủ động gặp gỡ, nắm tâm tư, nguyện vọng và tuyên truyền, vận động để họ nhận thức rõ lý tưởng và phấn đấu trở thành đảng viên. Có những quần chúng đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định, nhưng vẫn còn tâm lý e ngại, nhất là quá trình viết hồ sơ còn lúng túng. Nắm bắt được vấn đề này, chi bộ đã phân công đảng viên phụ trách giúp đỡ quần chúng trong quá trình thử thách, phấn đấu... Từ cách làm linh hoạt trên, năm 2023 Chi bộ bản Khẹo đã kết nạp được 3 đảng viên, trong 6 tháng đầu năm 2024 kết nạp 2 đảng viên, vượt chỉ tiêu cấp trên giao.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thường Xuân nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra chỉ tiêu kết nạp từ 500 đảng viên mới trở lên, để hoàn thành chỉ tiêu đề ra, Ban Thường vụ Huyện ủy đã xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên của cả nhiệm kỳ và từng năm. Bên cạnh việc giao chỉ tiêu đến từng đảng bộ, chi bộ trực thuộc, huyện còn quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Tỉnh ủy Thanh Hóa về công tác phát triển đảng viên đến các cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng, cán bộ, đảng viên trong toàn đảng bộ. Từ đó đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên về công tác phát triển đảng viên.
Ban Thường vụ Huyện ủy đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các đoàn thể đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để thu hút đoàn viên, hội viên tham gia, qua đó phát hiện những hạt nhân ưu tú để giới thiệu cho Đảng; giao cho Ban Tổ chức Huyện ủy phối hợp với đảng ủy, chi bộ các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện tạo nguồn kết nạp đảng là học sinh có thành tích xuất sắc, phù hợp với quy định của đảng... Với cách làm trên, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Đảng bộ huyện Thường Xuân kết nạp hơn 600 viên mới, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng, nhất là các chi bộ vùng sâu, vùng xa.
Tại huyện Như Xuân, công tác phát triển đảng viên được Ban Thường vụ Huyện ủy giao chỉ tiêu tạo nguồn, yêu cầu các tổ chức cơ sở đảng rà soát các đối tượng, phân công đảng viên, cấp ủy viên giúp đỡ quần chúng. Cùng với đó lựa chọn hạt nhân ưu tú trong nông dân, giáo viên, dân quân tự vệ, đoàn viên, thanh niên, học sinh để bồi dưỡng phát triển Đảng theo phương châm “ở đâu có dân ở đó có đảng viên”. Việc phát triển đảng viên mới cũng được xem là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng hằng năm. Từ những giải pháp trên, năm 2023, huyện Như Xuân đã bồi dưỡng, kết nạp được 161 đảng viên; 6 tháng đầu năm 2024 kết nạp được 108 đảng viên mới.
Còn đối với huyện Như Thanh, công tác phát triển đảng viên lại được chú trọng vào đối tượng là học sinh, sinh viên và lực lượng tân binh. Huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền nâng cao chất lượng công tác tuyển quân; lựa chọn công dân nhập ngũ bảo đảm tiêu chuẩn về sức khỏe, trình độ văn hóa, đặc biệt quan tâm đến công tác tạo nguồn, lựa chọn những tân binh ưu tú đi học lớp bồi dưỡng đối tượng Đảng. Trong năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024 huyện Như Thanh kết nạp được trên 100 đảng viên là tân binh. Đây là lực lượng nòng cốt, lại được thử thách trong môi trường quân đội để từ đó phát huy tốt tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự...
Với những giải pháp đồng bộ, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tiễn ở mỗi địa phương, đơn vị, tin rằng công tác phát triển đảng viên ở miền núi xứ Thanh sẽ tiếp tục đạt được kết quả tích cực trong thời gian tới.
Bài và ảnh: Xuân Minh
{name} - {time}
-
2025-01-14 15:09:00
Phát triển đảng viên trong học sinh để tăng sức chiến đấu cho Đảng
-
2025-01-13 14:06:00
Chốt tên các Bộ sau khi tiến hành tinh gọn, hợp nhất
-
2024-08-24 15:16:00
Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
Viện KSND huyện Thạch Thành nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố
Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Bài cuối): Cuộc chiến không khoan nhượng!
Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Bài 2): Cuộc chiến chống “giặc nội xâm”
Nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” ở Như Thanh
Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Bài 1): Xu thế không thể đảo ngược!
Phát huy truyền thống vẻ vang 75 năm xây dựng và trưởng thành, phấn đấu đưa Như Xuân trở thành một trong những huyện dẫn đầu khu vực miền núi của tỉnh
Thanh Hóa tạo đột phá trong đổi mới công tác cán bộ - Kết quả và bài học kinh nghiệm
MTTQ huyện Đông Sơn phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân
70 năm cuộc trao trả tù binh Việt - Pháp: Trên đường hồi hương, tù binh Pháp ở nhà tôi