(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả trong phong trào “dân vận khéo”  trên các lĩnh vực của đời sống xã hội được cấp ủy, chính quyền các huyện miền núi trong tỉnh nhân rộng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, bảo đảm an ninh trật tự, củng cố khối đoàn kết trong nhân dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát huy các mô hình “dân vận khéo” ở các huyện miền núi

Phát huy các mô hình “dân vận khéo” ở các huyện miền núi

Xã Yên Thọ (Như Thanh) đưa các loại giống cây trồng mới vào gieo trồng đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong những năm qua, nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả trong phong trào “dân vận khéo” trên các lĩnh vực của đời sống xã hội được cấp ủy, chính quyền các huyện miền núi trong tỉnh nhân rộng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, bảo đảm an ninh trật tự, củng cố khối đoàn kết trong nhân dân.

Về xã Xuân Bình (Như Xuân) những ngày này, chúng tôi được chứng kiến sự đổi thay của một địa phương đang trên đường cán đích nông thôn mới (NTM). Dọc các tuyến đường liên thôn, liên gia hay ở công sở, trường học, trạm y tế xã đâu đâu cũng thấy màu hoa khoe sắc. Gặp gỡ, trò chuyện với người dân địa phương, bên cạnh những câu chuyện về phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu, còn là niềm vui, phấn khởi về sự đổi thay của quê hương. Năm 2012, xã Xuân Bình bắt tay vào xây dựng NTM. Thời điểm ấy, toàn xã mới chỉ đạt 2/19 tiêu chí, do đó nhiệm vụ trước mắt hết sức nặng nề, với khối lượng công việc và nhu cầu nguồn vốn đầu tư lớn. Theo đại diện lãnh đạo xã Xuân Bình cho biết: Triển khai các mô hình “dân vận khéo” gắn với xây dựng NTM, dưới sự lãnh đạo của đảng ủy xã, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội địa phương đã đổi mới nội dung, phương thức hoạt động trong tập hợp, vận động nhân dân tham gia các phong trào thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh và bền vững. Nhiều mô hình phát triển kinh tế đã được nhân dân trong xã xây dựng. Hiện nay, toàn xã có 15,6 ha dưa hấu, hơn 53 ha cây ăn quả, 75 ha cỏ làm thức ăn chăn nuôi, gần 42 ha rau màu các loại, 11,7 ha cây gia vị và dược liệu. Không chỉ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các cây, con mới vào sản xuất, xã còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vào đầu tư phát triển. Nhờ vậy, đời sống vật chất, tinh thần của người dân xã Xuân Bình đã được nâng lên đáng kể, với thu nhập bình quân đầu người đạt 40,6 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn 3,91%. Bên cạnh việc giải quyết “bài toán” thu nhập, cấp ủy đảng, MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội xã còn vận động nhân dân tích cực tham gia đóng góp tiền của, ngày công để xây các công trình phúc lợi trên địa bàn. Với tinh thần tự nguyện chung sức xây dựng quê hương, nhân dân trong xã đã đóng góp hơn 148 tỷ đồng để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và bê tông hóa được 13,4km đường liên thôn, 20,11km đường ngõ, xóm; làm được 16,6km đường điện chiếu sáng...

Nhằm góp phần thực hiện chương trình xây dựng NTM của địa phương, Hội LHPN huyện Thường Xuân đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động và phát động phong trào “Phụ nữ chung sức xây dựng NTM” gắn với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Để tạo ra sức lan tỏa, các cấp hội phụ nữ trong huyện đã đẩy mạnh tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên phụ nữ, nhằm phát huy vai trò, tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện các tiêu chí “5 không, 3 sạch”, xây dựng NTM ở cơ sở, với nhiều mô hình “Dân vận khéo”. Nổi bật phải kể đến là phong trào hiến đất, phát dọn cây cối, đóng góp ngày công, tiền để xây dựng các công trình NTM. Cùng với việc xây dựng mô hình, Hội LHPN huyện Thường Xuân đã chỉ đạo hội phụ nữ các xã, thị trấn tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của các câu lạc bộ “Phụ nữ giảm nghèo”; duy trì nhân rộng mô hình nuôi gà thả vườn cho hộ nghèo phụ nữ là chủ hộ. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ tham gia các lớp học nghề nhằm tạo việc làm cho hội viên.

Trên đây chỉ là hai trong số rất nhiều mô hình “dân vận khéo” được cấp ủy, chính quyền các huyện miền núi trong tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả trong thời gian qua. Được biết, để công tác dân vận đạt hiệu quả, cấp ủy, chính quyền các huyện miền núi trong tỉnh đã chủ động mở rộng và đa dạng hóa các hình thức vận động, tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân thông qua các phong trào thi đua yêu nước. Mỗi xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị của các huyện miền núi đều bám sát vào nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, đơn vị để xây dựng các mô hình “dân vận khéo” ở cơ sở. Để làm tốt công tác dân vận, cấp ủy, chính quyền các huyện miền núi đã tập trung xây dựng phong cách của người cán bộ phải gần dân, thân dân, phải làm cho nhân dân tin tưởng; thường xuyên nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, từ đó giải quyết kịp thời những phát sinh từ cơ sở; đồng thời không ngừng phát huy trách nhiệm của cấp ủy, cán bộ, đảng viên trong việc tiếp thu và lắng nghe ý kiến của nhân dân trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Hiện nay, các huyện miền núi trong tỉnh đã xây dựng được nhiều mô hình “dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực và đang phát huy hiệu quả, như: Mô hình “Vệ sinh môi trường”; “Câu lạc bộ phụ nữ tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”; mô hình “Tuyến đường hoa thay thế cỏ dại ven đường”, “Nhà sạch, vườn mẫu”; mô hình dồn điền, đổi thửa, áp dụng cơ giới hóa, khoa học - kỹ thuật, giống mới; mô hình hội nông dân liên kết vốn quay vòng giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững...

Phong trào thi đua “dân vận khéo” ở các huyện miền núi trong tỉnh đã phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác vận động quần chúng để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị tại các địa phương. Nhờ đó, góp phần tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương.

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]