(Baothanhhoa.vn) - Báo cáo của Viện KSND và Tòa an Nhân dân tại kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh khóa XVIII cho thấy, 6 tháng đầu năm 2021 các cơ quan tố tụng đã chủ động phối hợp, triển khai thực hiện hiệu quả quy chế phối hợp trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, góp phần tích cực đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.

Tăng cường thực hành quyền công tố, không bỏ lọt tội phạm, không kết án oan sai

Báo cáo của Viện KSND và Tòa an Nhân dân tại kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh khóa XVIII cho thấy, 6 tháng đầu năm 2021 các cơ quan tố tụng đã chủ động phối hợp, triển khai thực hiện hiệu quả quy chế phối hợp trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, góp phần tích cực đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.

Tăng cường thực hành quyền công tố, không bỏ lọt tội phạm, không kết án oan sai

Toàn cảnh kỳ họp.

Tăng cường thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp

Báo cáo tại Kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh khóa XVIII, ngày 16-7-2021, đồng chí Lê Văn Đông, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tỉnh cho biết: Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh COVID-19, lãnh đạo VKSND tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể, phù hợp, linh hoạt, sáng tạo chỉ đạo VKSND hai cấp thực hiện nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động công tác. Do đó, công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đã đạt được những kết quả tích cực; nhiều chỉ tiêu nghiệp vụ vượt yêu cầu đề ra và tăng so với cùng kỳ năm 2020. Viện kiểm sát hai cấp đã hoàn thành xuất sắc 106/106 chỉ tiêu nghiệp vụ cơ bản, trong đó có 44 chỉ tiêu vượt yêu cầu, 53 chỉ tiêu tăng so với cùng kỳ năm 2020.

Tăng cường thực hành quyền công tố, không bỏ lọt tội phạm, không kết án oan sai

Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Lê Văn Đông trình bày báo cáo tại kỳ họp.

Trách nhiệm công tố được tăng cường ngay từ giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; các trường hợp bắt, tạm giữ về hình sự bảo đảm đúng căn cứ pháp luật (tỷ lệ bắt giữ hình sự chuyển khởi tố đạt 99,6%), hoạt động công tố gắn chặt hơn với hoạt động điều tra, chủ động, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra, tăng cường trực tiếp hỏi cung bị can; kiểm sát chặt chẽ các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án; chất lượng hoạt động điều tra, truy tố và tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa được nâng cao (tỷ lệ giải quyết án của Viện kiểm sát đạt 97,5%, vượt 2,5% so với chỉ tiêu của ngành - tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2020), không để xảy ra trường hợp đình chỉ điều tra do hành vi không cấu thành tội phạm thuộc trường hợp phải bồi thường hoặc Viện kiểm sát truy tố, Toà án tuyên không phạm tội

Các vụ án phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, án trọng điểm được tập trung điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, góp phần nâng cao chất lượng công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm. VKSND hai cấp đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn nghiệp vụ và công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; tiếp tục đẩy mạnh việc “số hóa hồ sơ” ở các khâu công tác nghiệp vụ.

Viện trưởng VKSND tỉnh Lê Văn Đông cũng cho biết: Công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm hình sự đã được thực hiện quyết liệt, nhiều loại tội phạm đã được kiềm chế. Tuy nhiên tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, đã phát hiện khởi tố 1.405 vụ, 2.412 bị can (tăng 1,9% về số vụ, tăng 9% về số bị can so với cùng kỳ năm 2020). Tính chất, mức độ hoạt động tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Đáng chú ý là: đã khởi tố 47 vụ, 80 bị can về tội giết người (tăng 11 vụ, 40 bị can so với cùng kỳ năm 2020).

Trong một số vụ việc, đối tượng và bị hại có quen biết nhau, đối tượng thực hiện hành vi phạm tội xuất phát từ những mâu thuẫn hết sức đơn giản. Tội phạm cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng diễn biến phức tạp. Đối tượng tổ chức thực hiện hành vi ngày càng tinh vi, quá trình phạm tội có sự phân công vai trò thực hiện chặt chẽ; các đối tượng cầm đầu, chủ mưu thường tạo vỏ bọc, chứng cứ ngoại phạm và không lộ diện khi tổ chức gây án nên gây khó khăn cho công tác điều tra, phát hiện.

Tăng cường thực hành quyền công tố, không bỏ lọt tội phạm, không kết án oan sai

Các đại biểu dự kỳ họp.

Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thủ đoạn ngày càng tinh vi; các đối tượng sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi chuyển tiền qua nhiều tài khoản khác nhau hoặc rút tiền qua ATM tại nước ngoài nên khó xác định được đối tượng phạm tội gây khó khăn cho công tác điều tra. Đồng thời, sau khi bị hại chuyển tiền thì đối tượng lập tức chuyển sang nhiều tài khoản khác nên việc phong tỏa, ngăn chặn là rất khó khăn.

Tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, chức vụ, tham nhũng diễn biến phức tạp. Tội phạm về ma tuý có chiều hướng gia tăng với phương thức, thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội ngày càng tinh vi, liều lĩnh, manh động và thường xuyên thay đổi; nếu bị phát hiện thì sẵn sàng chống trả quyết liệt và sử dụng vũ khí nóng gây khó khăn cho lực lượng phòng, chống tội phạm ma túy. Các đối tượng sử dụng ma túy có độ tuổi ngày càng trẻ hóa; hình thức sử dụng ma túy đa dạng với những phương thức sử dụng ngày càng đơn giản, nhanh gọn dẫn đến tội phạm về tổ chức sử dụng ma túy tăng so với cùng kỳ năm 2020 (Tăng 136% về số vụ và 139% về số bị can).

Tội phạm phát sinh do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường đến đời sống xã hội, công tác quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực còn thiếu sót, sơ hở; công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở một số địa phương chưa được chú trọng, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện; ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế; một bộ phận thanh, thiếu niên lười lao động, thích hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi, đạo đức lối sống có mặt xuống cấp nghiêm trọng; các đối tượng phạm tội có ý thức coi thường kỷ cương pháp luật, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác nên đã giải quyết các mâu thuẫn cá nhân bằng con đường bạo lực; một số đối tượng lợi dụng sự nhẹ dạ của người dân, lợi dụng vào tình hình dịch bệnh Covid-19 để thực hiện hành vi phạm tội,...

Viện trưởng VKSND tỉnh Lê Văn Đông kiến nghị: Đề nghị HĐND tỉnh tăng cường giám sát hoạt động công tác của các cơ quan tư pháp nói chung và VKSND nói riêng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Đề nghị quan tâm, có cơ chế hỗ trợ ngân sách, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử cho các cơ quan tư pháp, trong đó có Viện kiểm sát nhân dân hai cấp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới (như các thiết bị ghi âm, ghi hình; cơ sở vật chất, thiết bị điện tử để thực hiện việc số hóa hồ sơ các vụ án hình sự; phương tiện phục vụ công tác; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật…).

Công tác xét xử các vụ án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật

Cũng tại kỳ họp, đồng chí Nguyễn Thị Nga, Chánh án Toà án Nhân dân (TAND) tỉnh cho biết: 6 tháng đầu năm 2021, số lượng các loại vụ, việc tòa án hai cấp phải giải quyết tăng so với cùng kỳ năm trước, tính chất các vụ, việc ngày càng phức tạp nhưng Tòa án hai cấp đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. Trong đó, tập trung vào các nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng giải quyết các loại án, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa; tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát Thẩm phán; kiểm tra thực thi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức.

Tăng cường thực hành quyền công tố, không bỏ lọt tội phạm, không kết án oan sai

Chánh án Toà án Nhân dân tỉnh Nguyễn Thị Nga trình bày báo cáo tại kỳ họp.

Trong quá trình giải quyết chưa có trường hợp nào kết án oan người không phạm tội; không bỏ lọt tội phạm; tranh tụng tại phiên tòa ngày càng được tăng cường và thực chất, không có án quá thời hạn xét xử, chất lượng giải quyết các loại vụ án được nâng lên; án bị hủy, bị sửa tiếp tục được giữ ở tỉ lệ rất thấp chỉ với 6 vụ (chiếm 0,17%), thấp hơn nhiều so với tỉ lệ Toà án Nhân dân tối cao quy định (là 1,5%).

Việc xử phạt tù nhưng cho bị cáo được hưởng án treo được thực hiện đúng quy định của pháp luật và Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao; việc hòa giải trong giải quyết các vụ, việc về dân sự, hôn nhân và gia đình và đối thoại trong việc giải quyết án hành chính đạt tỷ lệ cao.

Trong 6 tháng, tổng số vụ việc Tòa án nhân dân hai cấp phải giải quyết là 7.667 vụ, việc các loại. Đã giải quyết, xét xử 5.612 vụ, việc, đạt tỷ lệ giải quyết chung là 73,1%. Số vụ, việc còn lại hầu hết mới thụ lý, đang được các Toà án giải quyết đảm bảo về thời hạn xét xử theo quy định của pháp luật, không có án quá thời hạn chuẩn bị xét xử.

Công tác xét xử các vụ án hình sự đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không có án xét xử oan, sai, bỏ lọt tội phạm. TAND hai cấp đã tăng cường phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện quy chế phối hợp, hầu hết các vụ án đều được đưa ra xét xử kịp thời, trong thời hạn luật định. Nhiều vụ án lớn, vụ án đặc biệt nghiêm trọng hoặc các vụ án được dư luận xã hội quan tâm đã được Tòa đưa ra xét xử kịp thời. Hình phạt mà Tòa án áp dụng đảm bảo nghiêm minh, tương xứng với tính chất, mức độ, hành vi và nhân thân của người phạm tội, đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình hiện nay, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Trong số 2.038 bị cáo đã giải quyết và xét xử theo trình tự sơ thẩm, có 437 bị cáo cho hưởng án treo, chiếm tỷ lệ 21,4%; hình phạt khác không phải là hình phạt tù 107 bị cáo, chiếm 5,2%. Việc xử phạt tù nhưng cho bị cáo được hưởng án treo và hình phạt ngoài phạt tù được các Hội đồng xét xử xem xét, đảm bảo có căn cứ pháp luật, theo đúng quy định tại Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao, không bị Tòa án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm hủy, sửa án.

Trong công tác giải quyết, xét xử các vụ, việc dân sự; hôn nhân và gia đình; kinh doanh thương mại; lao động, TAND hai cấp đã làm tốt công tác hòa giải, các vụ, việc đều được giải quyết kịp thời, không phải đưa ra xét xử, góp phần ổn định trật tự, giữ gìn sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân và hạn chế được khiếu nại kéo dài.

Đối với công tác thi hành án hình sự, các bản án, quyết định khi có hiệu lực pháp luật đều được các Tòa án ra quyết định thi hành án hình sự kịp thời, tổng số là 1.590 bị án. Các Tòa án đã phối hợp với cơ quan Công an, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp rà soát, phân loại đối tượng và theo dõi chặt chẽ đối với các bị án tại ngoại, bị án đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật. TAND tỉnh đã xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho 6.135 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các trại giam trên địa bàn tỉnh nhân các ngày lễ lớn theo đúng quy định của pháp luật.

Tăng cường thực hành quyền công tố, không bỏ lọt tội phạm, không kết án oan sai

Các đại biểu dự kỳ họp.

Đồng chí Nguyễn Thị Nga, Chánh án TAND tỉnh Thanh Hoá cho biết: Thực hiện Chỉ thị của Tòa án Nhân dân tối cao về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tư pháp tại Tòa án và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, Tòa án hai cấp tập trung vào việc đổi mới các quy trình, tiếp nhận, xử lý công việc và tăng cường khai thác và sử dụng có hiệu quả hệ thống truyền hình trực tuyến; tiếp tục triển khai có hiệu quả hệ thống phần mềm nội bộ TAND; áp dụng hiệu quả mô hình thủ tục hành chính tư pháp một cửa, giúp công tác quản lý, điều hành hoạt động của các Tòa án được nhanh chóng, đạt hiệu quả; thực hiện việc phân án ngẫu nhiên, công khai bản án, quyết định có hiệu lực lên Công Thông tin điện tử TAND. Tòa án hai cấp đã tổ chức 79 phiên tòa tòa trực tuyến rút kinh nghiệm theo tinh thần cải cách tư pháp; công khai 3.573 bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật trên Cổng thông tin điện tử TAND.

Để hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021, đồng chí Nguyễn Thị Nga kiến nghị: Đề nghị Chủ tịch UBND các cấp và thủ trưởng các cơ quan Nhà nước (là người bị kiện trong các vụ án hành chính, hoặc người có quyền nghĩa vụ liên quan trong các vụ việc dân sự) tiếp tục quan tâm chỉ đạo thực hiện đúng các quy định của Luật Tố tụng hành chính về cử người đại diện tham gia tố tụng và cung cấp chứng cứ kịp thời cho tòa án, để tòa án giải quyết vụ án đúng thời hạn pháp luật quy định.

Cơ quan công an tiếp tục tăng cường việc ngăn chặn các loại tội phạm mạng, quy mô lớn và các hình thức tín dụng đen, gây bất ổn trong xã hội và làm phát sinh các loại tội phạm khác cũng như các tranh chấp dân sự.

Các ngành, các cấp, đoàn thể chính trị - xã hội nghiên cứu các giải pháp để truyên truyền, giáo dục về ý thức gìn giữ truyền thống gia đình, bảo vệ quyền trẻ em, góp phần hạn chế tỉ lệ ly hôn tiếp tục gia tăng.

HĐND tỉnh quan tâm hỗ trợ kinh phí cho TAND hai cấp phục vụ công tác xét xử, ứng dụng công nghệ thông tin và tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tạo điều kiện cho TAND hai cấp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Nhóm PV XDĐ - NC


Nhóm PV XDĐ - NC

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]