(Baothanhhoa.vn) - Huyện Thường Xuân có khoảng 92.000 ha đất có rừng, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất lâm - nông nghiệp, vì thế nhiều đối tượng cũng lợi dụng việc này để phá rừng.

Âm mưu của chủ rừng

Huyện Thường Xuân có khoảng 92.000 ha đất có rừng, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất lâm - nông nghiệp, vì thế nhiều đối tượng cũng lợi dụng việc này để phá rừng.

Âm mưu của chủ rừng

Hiện trường các đối tượng phá rừng

Nóng tình trạng phá rừng

Trong thời gian qua tình trạng phá rừng ở huyện Thường Xuân vẫn diễn ra ở nhiều nơi, gây bức xúc trong dư luận Nhân dân, nhiều cơ quan báo chí cũng đã phản ánh về thực trạng này.

Ông Phạm Thăng Long, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Thường Xuân cho biết: Từ đầu năm 2021 đến nay, Hạt kiểm lâm Thường Xuân đã phát hiện, xử lý 28 vụ việc vi phạm pháp luật liên quan đến công tác bảo vệ rừng, trong đó có những vụ việc vi phạm nghiêm trọng đến mức phải truy tố trách nhiệm hình sự.

Âm mưu của chủ rừng

Số gỗ các đối tượng chặt hạ được lực lượng chức năng thu giữ.

Xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân là một trong những địa phương mà tình trạng phá rừng đang trở nên nhức nhối thời gian qua. Ông Lương Văn Long, Chủ tịch UBND xã Xuân Chinh cho biết: Là địa bàn vùng sâu, vùng xa của huyện, diện tích rừng tự nhiên, rừng sản xuất tương đối lớn và nằm trong diện cấm khai thác. Tuy nhiên, lợi dụng địa bàn hiểm trở, giáp ranh với huyện Như Xuân, một số đối tượng từ địa bàn khác đã câu kết với người dân địa phương để chặt phá rừng. Trong đó, phá rừng nhằm mục đích lấy gỗ làm nhà, làm vật liệu xây dựng cũng có, rồi phá rừng nhằm mục đích chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng có.

Trước phản ánh của nhân dân, ngày 20-5-2020, đoàn công tác của Chi cục Kiểm lâm cùng lãnh đạo huyện Thường Xuân đã tiến hành kiểm tra thực tế tại khu rừng thôn Tú Ạc, xã Xuân Chinh, phát hiện tại lô 11, khoảnh 5a, 5b, tiểu khu 561, có 15 cây gỗ sản phẩm nhóm 6 đến nhóm 7 bị khai thác trái phép, khối lượng thiệt hại hơn 3,8m3. Đây là khu vực thuộc rừng phòng hộ đã được giao cho hộ gia đình quản lý, bảo vệ.

Ngày 17-6-2021, có mặt tại xã Xuân Chinh chứng kiến khu vực phía sau trụ sở làm việc của xã hàng trăm cây gỗ (gần 26m3) mà “lâm tặc” đốn hạ được tập kết ở đây. Đây là số gỗ mà lực lượng chức năng thu giữ khi các đối tượng “lâm tặc” chưa kịp vận chuyển ra ngoài.

Để tận mắt chứng kiến, lần sâu vào khu vực rừng thôn Tú Ạc, xã Xuân Chinh, một địa bàn nằm sâu trong rừng, giáp ranh với xã Thanh Quân, huyện Như Xuân nơi mà các đối tượng “lâm tặc” vừa đốn hạ một số lượng lớn cây rừng, chúng tôi chứng kiến tại khu vực khoảnh 4, tiểu khu 555, thuộc địa phận thôn Tú Ạc hàng trăm gốc cây rừng có đường kính từ 15 đến 35 cm bị đốn hạ trước đó, một số thân cây đang cưa dở vẫn còn nằm trong rừng.

Ngoài địa bàn xã Xuân Chinh, một số địa bàn trọng điểm như: Yên Nhân, Bát Mọt, Xuân Lẹ… tình trạng phá rừng cũng diễn ra trong nhiều năm trước với diện tích và số lượng cây rừng bị đốn hạ là tương đối lớn.

Âm mưu của chủ rừng

Cưa xăng các đối tượng dùng để phá rừng.

Trao đổi về vấn đề này, Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân Nguyễn Thành Lương cho biết: Thời gian gần đây an ninh rừng tuy đã tương đối ổn định, nhưng vẫn còn có đối tượng lợi dụng để khai thác trộm, làm nghèo kiệt tài nguyên rừng, gây phức tạp tình hình trên địa bàn. T

Huyện Thường Xuân đã chỉ đạo các ngành, các cấp, lực lượng chức năng tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ, bảo vệ an toàn diện tích rừng trên địa bàn; kiên quyết xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản.

Chủ tịch MTTQ xã thuê người phá rừng

Trước thực trạng phá rừng trên địa bàn, Công an huyện Thường Xuân đã chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, tổ chức thu thập chứng cứ, tài liệu, điều tra làm rõ và truy tố nhiều vụ phạm pháp hình sự liên quan đến khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản. Chỉ tính từ đầu năm 2021 đến nay Công an huyện Thường Xuân đã khởi tố hình sự 3 vụ, 8 đối tượng “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”.

Điển hình như: Ngày 9-3, khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lữ Xuân Hùng (SN 1990), trú tại thôn Đuông Bai, xã Xuân Lẹ về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”. Trước đó, Công an huyện Thường Xuân phát hiện, bắt giữ Hùng đang vận chuyển 93 khúc gỗ (2,25m3) vừa được khai thác trái phép trong rừng.

Ngày 6-5, khởi tố Hà Văn Năm (SN 1989), trú tại thôn Xuân Minh 2, xã Xuân Cao về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”. Trước đó, Công an huyện Thường Xuân cũng phát hiện, bắt giữ Năm đang vận chuyển 2,47m3 gỗ khai thác trái phép trong rừng.

Mới nhất, ngày 14-6, Công an huyện Thường Xuân đã khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam 5 đối tượng: Cầm Bá Huế (SN 1966), ở xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân; Cầm Bá Hoán (SN 1971), Cầm Bá Thủ (SN 1970), ở xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân; Vi Văn Tuấn (SN 1978), Vi Văn Chinh (SN 1983), ở xã Thanh Quân, huyện Như Xuân để tiếp tục điều tra làm rõ về hành vi “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”.

Âm mưu của chủ rừng

Các đối tượng vừa bị Công an huyện Thường Xuân ra lệnh tạm giam.

Điều đáng nói trong vụ án này là khi phạm tội, Cầm Bá Huế đang là Chủ tịch MTTQ, đại biểu HĐND xã Vạn Xuân. Là đảng viên và đang giữ chức vụ quan trọng ở xã Vạn Xuân, đáng lẽ Cầm Bá Huế phải gương mẫu chấp hành nghiêm và tích cực tuyên truyền cho Nhân dân về chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật về công tác bảo vệ rừng và lâm sản. Nhưng Huế đã đi ngược lại với những gì người cán bộ, đảng viên phải làm để câu kết với các đối tượng khác phá rừng nhằm trục lợi cá nhân.

Âm mưu của chủ rừng

Ông Cầm Bá Huế (thứ 2 từ phải qua) và đồng phạm bị bắt giữ.

Theo nội dung vụ án, từ năm 2019 Cầm Bá Huế mua lại của người dân mảnh đất rừng có diện tích 99.680 m2 tại khoảnh 4, tiểu khu 555 (thuộc địa phận thôn Tú Ạc, xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân). Đây là rừng tự nhiên cấm khai thác.

Sau khi phát hiện khu vực này có trữ lượng lớn đất hiếm, thay vì chăm sóc bảo vệ, Huế đã tìm cách thuê người lên chặt cây gỗ trên diện tích rừng mình mua nhằm làm nghèo kiệt tài nguyên rừng để phục vụ ý đồ chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng. Từ giữa tháng 12-2020, Huế thuê Cầm Bá Hoán, Cầm Bá Thủ, Vi Văn Tuấn, Vi Văn Chinh vào cắt cây trên rừng cho mình với giá 15 triệu đồng.

Để đối phó với lực lượng chức năng, các đối tượng này chỉ được chặt phá cây trong khoảng 2 giờ đồng hồ và vào chiều tối, khi cắt cây phải có người cảnh giới quanh khu vực.

Mặc dù biết khu vực trên là rừng cấm khai thác, nhưng các đối tượng vẫn thực hiện hành vi phạm tội của mình. Ngày 27-12-2020, các đối tượng này đã dùng cưa xăng cắt hạ 152 cây gỗ rừng có đường kính từ 15 đến 30 cm. Công an huyện Thường Xuân đã thu giữ 3 cưa xăng, gần 26 m3 gỗ tròn mà các đối tượng cưa xong để tại hiện trường và nhiều tang vật khác có liên quan.

Âm mưu của chủ rừng

Ông Cầm Bá Huế khai báo tại cơ quan điều tra.

Trung tá Vi Văn Hưng, Phó trưởng Công an huyện Thường Xuân cho biết: Đây là vụ án vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản hết sức nghiêm trọng. Đối tượng cầm đầu hiểu rõ quy định của pháp luật và tìm mọi cách để đối phó với cơ quan chức năng. Công an huyện Thường Xuân, Hạt Kiểm lâm Thường Xuân, Viện Kiểm sát Nhân dân huyện đã phối hợp chặt chẽ, trong một thời gian dài thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội để truy tố các đối tượng theo đúng quy định của pháp luật.

Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân Nguyễn Thành Lương cho biết thêm: Quan điểm chỉ đạo của huyện là xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Đối với ông Cầm Bá Huế là Đảng viên thuộc diện cán bộ do Ban Thường vụ huyện ủy quản lý chúng tôi đã tạm đình chỉ chức trách, nhiệm vụ được giao và sẽ có biện pháp xử lý nghiêm trong thời gian tới.

Đình Hợp


Đình Hợp

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]