(Baothanhhoa.vn) - Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) gắn với giảm nghèo bền vững ở khu vực miền núi xứ Thanh thời gian qua đã đạt được những kết quả to lớn, toàn diện, có sức lan tỏa sâu rộng và được cả hệ thống chính trị vào cuộc, mọi tầng lớp Nhân dân chung sức, đồng lòng tham gia, góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hành trình xây dựng nông thôn mới ở khu vực miền núi - đường dài muôn nỗi khó khăn

Khởi sắc những bản, làng

Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) gắn với giảm nghèo bền vững ở khu vực miền núi xứ Thanh thời gian qua đã đạt được những kết quả to lớn, toàn diện, có sức lan tỏa sâu rộng và được cả hệ thống chính trị vào cuộc, mọi tầng lớp Nhân dân chung sức, đồng lòng tham gia, góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Khởi sắc những bản, làng Một góc xã Sơn Điện (Quan Sơn). Ảnh: Hương Thảo

Miền núi Thanh Hóa có diện tích tự nhiên 798.803 ha, bằng 76,77% diện tích cả tỉnh. Dân số hơn 1 triệu người, gồm 11 huyện với 163 xã và 1.336 thôn, bản (sau sáp nhập). Trong đó, có 76 xã thuộc 6 huyện nghèo đang thực hiện chính sách theo Nghị quyết 30a/NQ-CP của Chính phủ. Căn cứ đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh ta đã cụ thể hóa bằng chương trình phát triển nông nghiệp và XDNTM.

XDNTM từ thôn, bản - cách làm hay, sáng tạo

Con đường nhựa quanh co, uốn lượn như dải lụa ôm lấy những cánh rừng vầu xanh ngắt, mái nhà sàn đưa chúng tôi về với bản Hậu - bản NTM kiểu mẫu của xã Tam Lư, huyện Quan Sơn. Hơn 10 năm trên chặng đường XDNTM và NTM nâng cao, với cán bộ và người dân nơi đây là cả quá trình nỗ lực, phấn đấu bền bỉ, chung sức, đồng lòng.

Ông Lữ Văn On, Bí thư chi bộ kiêm Trưởng bản Hậu chân thành chia sẻ: Bản Hậu phần lớn là người Thái, đời sống vật chất và tinh thần còn nghèo khó. Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM, được sự quan tâm, động viên, hỗ trợ kịp thời thông qua các cơ chế, chính sách hỗ trợ, lồng ghép các chương trình, dự án của các cấp, ban, ngành đã giúp bà con trong bản làm đường giao thông, cải thiện vệ sinh môi trường, xóa nhà tranh, tre dột nát; hỗ trợ bò, lợn, gà giống giúp bà con phát triển sản xuất... Không chỉ hỗ trợ về mặt vật chất, huyện còn cử cán bộ về “cắm bản” cùng ăn, cùng ở để trực tiếp vận động, cầm tay chỉ việc người dân phát triển chăn nuôi, mở rộng diện tích trồng vầu, xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Cuộc sống của bà con dân bản khấm khá hơn, tin tưởng và ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chung tay cùng chính quyền địa phương xây dựng thành công bản NTM kiểu mẫu vào năm 2020.

Khai thác tiềm năng đồi rừng, Đảng ủy, UBND xã Tam Lư đã chỉ đạo bản Hậu phát triển rừng gắn với bảo vệ phên dậu Tổ quốc. Đến tháng 5-2021, bản Hậu trồng được 268 ha vầu, 138 ha luồng, cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến trong và ngoài tỉnh. Do chăm sóc, bảo vệ đúng kỹ thuật, măng khỏe, mọc nhiều. Hầu hết các hộ dân trong bản đều có nguồn thu ổn định từ vầu và luồng, bình quân khoảng 20 triệu đồng/ha/năm. 54 hộ/tổng số 164 hộ của bản Hậu chăn nuôi gia súc, gia cầm, nâng cao thu nhập. Hiện nay bản Hậu chỉ còn 2 hộ nghèo là đối tượng bảo trợ xã hội.

Các đồng chí Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND xã Tam Lư, chia sẻ thêm: Công tác tuyên truyền, vận động đã có hiệu quả, cán bộ và Nhân dân trong xã nhận thức rõ cơ chế vận hành của chương trình XDNTM là “dân làm, dân hưởng thụ, lấy sức dân để lo cho dân”. Không những đã khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại mà còn tích cực học hỏi, tham quan, chủ động xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế rừng, chăn nuôi cho thu nhập khá cao. Xã Tam Lư hiện có hơn 3.000 ha rừng vầu, 1.875 ha rừng luồng phát triển tốt. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả. Xã có 13 cơ sở chế biến lâm sản, không những thu mua nguyên liệu cho người dân mà còn giải quyết việc làm, thu nhập ổn định cho gần 150 lao động trực tiếp và 564 lao động gián tiếp. Năm 2020, giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt gần 19,5 tỷ đồng. Đàn gia súc phát triển với 818 con trâu, bò, 1.230 con lợn, dê và hàng chục ngàn con gia cầm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 40,12 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,46%. Tam Lư là xã đầu tiên của huyện Quan Sơn và là xã biên giới thuộc Chương trình 135 đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa hoàn thành XDNTM vào năm 2018.

Sau nhiều năm XDNTM và NTM nâng cao, xã Tam Lư đã tạo được chuyển biến vượt bậc về mọi mặt, bộ mặt nông thôn thực sự đổi mới. Kinh tế - xã hội phát triển đồng bộ và bền vững; nhận thức của Nhân dân được nâng lên. Người người nhà nhà đã có ý thức chủ động trong công tác bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; phát triển sản xuất hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt; an ninh trật tự xã hội được giữ vững, ổn định. Tam Lư đang đề nghị cấp có thẩm quyền xét thẩm định công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao trong năm 2021.

Phát huy nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và tỉnh, địa phương, người dân, sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, với cách làm sáng tạo, phù hợp với thực tiễn địa phương, chương trình XDNTM tại Quan Sơn đã có chuyển biến tích cực. “Bức tranh” NTM ngày càng tươi sáng. Đến nay, Quan Sơn đã có 2 xã/11 xã về đích NTM; 1 xã đang trình Hội đồng thẩm định NTM tỉnh xét trình Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định công nhận đạt chuẩn NTM; 51/83 bản đạt chuẩn NTM, 10 bản đang hoàn tất hồ sơ trình cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn NTM; 7 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng sản xuất hàng năm của huyện đạt 13,8%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 32,2 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện hiện giảm xuống còn 8,14%. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bí thư Huyện ủy Quan Sơn Vũ Văn Đạt cho biết: “Trong giai đoạn 2021-2025, huyện Quan Sơn xác định đẩy mạnh XDNTM gắn với thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững. Tiếp tục xác định lấy thôn, bản là đơn vị hạt nhân trong XDNTM gắn với nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, tiến tới xây dựng thôn, bản kiểu mẫu. Trong đó, các tổ chức đảng đảm nhận vai trò “hạt nhân” khơi dậy nội lực toàn dân, toàn hệ thống chính trị thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị quan trọng này, góp phần xây dựng Quan Sơn sớm trở thành huyện khá của khu vực miền núi”.

Không chỉ Quan Sơn, nhiều huyện khu vực miền núi Thanh Hóa đã biết vận dụng sáng tạo và ban hành các cơ chế đặc thù hỗ trợ và huy động các nguồn lực triển khai các công trình hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, XDNTM hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân gắn với giảm nghèo bền vững. Điển hình như huyện Lang Chánh. “Cái khó ló cái khôn”, huyện đã chọn cách XDNTM từ thôn, bản, để làm tiền đề xây dựng xã NTM. Nhờ đó, từ trung bình mỗi xã chỉ đạt 3,1 tiêu chí, đến tháng 5-2021, đã đạt 15,4 tiêu chí/xã, huyện đã có 2 xã đạt chuẩn NTM; 1 xã đang trình Hội đồng thẩm định NTM tỉnh xét trình Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM. 32/64 thôn, bản đạt chuẩn NTM; 2 thôn đạt NTM kiểu mẫu. Huyện đã ban hành cơ chế hỗ trợ mỗi xã đạt NTM 500 triệu đồng; mỗi thôn, bản đạt NTM 50 triệu đồng. Các xã đã đưa ra nhiều giải pháp thiết thực để nâng cao thu nhập cho người dân. Toàn huyện đã có 25 dự án, mô hình phát triển sản xuất hiệu quả. Đồng chí Nguyễn Xuân Hồng, Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh, chia sẻ: Giai đoạn 2021-2025, huyện triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực thúc đẩy chương trình XDNTM, phấn đấu thêm 3 xã đạt chuẩn NTM, 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 60 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo phấn đấu đến năm 2025 giảm xuống dưới 5%...

... đến những tín hiệu vui

Thực tế, giai đoạn đầu thực hiện chương trình XDNTM của tỉnh, số xã đạt chuẩn NTM đều tập trung ở khu vực đồng bằng. Đối với vùng miền núi việc xây dựng hoàn thành 19 tiêu chí NTM của các xã là rất khó khăn. Do các xã miền núi đều có địa bàn rộng, địa hình chia cắt, dân cư phân bố rải rác, tỷ lệ hộ nghèo cao, mức thu nhập của người dân thấp, mặt bằng dân trí cũng như nhận thức của Nhân dân về chương trình còn hạn chế, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiếu và yếu, sản xuất chậm phát triển, thời điểm triển khai XDNTM, bình quân mới đạt 3,3 tiêu chí/xã, chưa có xã nào đạt tiêu chí thu nhập và hộ nghèo. Vì vậy, các địa phương này bị “trắng xã NTM”, thậm chí còn “dậm chân tại chỗ”.

Để khắc phục thực trạng nêu trên, từ năm 2013, UBND tỉnh chỉ đạo các huyện miền núi lựa chọn một số thôn, bản có điều kiện làm điểm XDNTM, với phương châm “có nhiều thôn, bản NTM thì sẽ có xã NTM”. Cùng với XDNTM ở cấp xã, thôn, các địa phương miền núi đã chủ động triển khai xây dựng thôn, bản NTM kiểu mẫu làm tiền đề trong xây dựng xã NTM kiểu mẫu, huyện NTM và NTM kiểu mẫu, hướng đến mục tiêu nâng cao thu nhập gắn với giảm nghèo bền vững cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.

Từ cách làm sáng tạo, linh hoạt đó, Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM gắn với giảm nghèo bền vững ở khu vực miền núi xứ Thanh thời gian qua đã đạt được những kết quả to lớn, toàn diện, có sức lan tỏa sâu rộng và được cả hệ thống chính trị vào cuộc, mọi tầng lớp Nhân dân chung sức, đồng lòng tham gia, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Đến tháng 5-2021, trong tổng số 327 xã đã đạt chuẩn NTM toàn tỉnh thì khu vực miền núi đã có 48 xã và 685 thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM, bình quân đạt 15,2 tiêu chí/xã; 109/645 thôn, bản đặc biệt khó khăn đạt chuẩn NTM. Đặc biệt, tại 11 huyện miền núi đã có 22 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Trong đó, huyện Như Xuân đã thoát khỏi diện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. 9 xã và 53 thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 vùng dân tộc thiểu số thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn theo tiêu chí quy định.

Tốc độ tăng trưởng khu vực miền núi giai đoạn 2011-2020 đạt hơn 8,7%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tích cực; một số địa phương đã phát huy tốt tiềm năng, lợi thế vùng, miền để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả sang các cây, con có giá trị kinh tế cao, hình thành một số sản phẩm chủ lực, tạo đà cho sản xuất nông nghiệp quy mô tập trung.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm, đầu tư nâng cấp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã; tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia đạt trên 99,7%...

Lĩnh vực văn hóa, xã hội và môi trường có chuyển biến tích cực; đời sống Nhân dân được cải thiện; an ninh lương thực được đảm bảo. Đến nay, khu vực miền núi tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,3%, thu nhập bình quân đầu người ước đạt gần 33 triệu đồng.

Đặc biệt, một số địa phương đã khai thác tốt các sản phẩm đặc sản, truyền thống để phát triển theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Điển hình như các huyện: Như Thanh, Thạch Thành, Như Xuân... Đến nay, khu vực miền núi đã có 10 sản phẩm được tỉnh đánh giá, xếp hạng OCOP từ 3 - 4 sao. Một số mô hình sản xuất có hiệu quả, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ được xây dựng và nhân rộng. Hơn 10 năm qua, đã triển khai xây dựng được hơn 2.000 mô hình phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, đã giúp cho hơn 10 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được hưởng lợi từ các dự án, mô hình; bình quân có khoảng 15% hộ gia đình tham gia dự án thoát nghèo hàng năm.

Thông qua việc triển khai thực hiện XDNTM đã giúp cho người dân thực sự phát huy vai trò chủ thể và chủ động hơn trong công việc của mình, giảm phụ thuộc, trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước, từ đó đẩy mạnh phong trào XDNTM ở cấp xã, góp phần thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập so với khu vực đồng bằng.

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận nhưng không thể phủ nhận kết quả XDNTM của khu vực miền núi còn rất thấp so với mặt bằng chung của tỉnh; khoảng cách khá lớn giữa các vùng, vẫn còn huyện “trắng” xã NTM. Điều đó cho thấy: Việc XDNTM ở khu vực miền núi là cả hành trình gian nan, bền bỉ, đòi hỏi sự nỗ lực, sáng tạo hơn nữa của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng quyết tâm của đồng bào các dân tộc.

Bài 2: Về huyện “trắng” xã nông thôn mới.

Thùy Dương - Hương Thảo


Thùy Dương - Hương Thảo

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]