Như Thanh: Điều động, luân chuyển cán bộ chủ chốt không phải người địa phương
Công tác luân chuyển cán bộ và bố trí một số chức danh cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương đã được huyện Như Thanh triển khai đồng bộ. Qua đó khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ, nhất là ở những địa bàn nổi cộm, phức tạp.
Từ khi được điều động về giữ chức Chủ tịch UBND xã Phượng Nghi, đồng chí Lê Viết Hương (người đứng bên trái) thường xuyên xuống cơ sở nắm bắt tình hình đời sống Nhân dân.
Tháng 12/2021, Phó Chủ tịch UBND xã Cán Khê Lê Viết Hương được điều động làm Chủ tịch UBND xã Phượng Nghi. Khi nhận nhiệm vụ mới, điều mà đồng chí trăn trở là làm sao đưa địa phương ngày càng phát triển, nâng cao thu nhập và đời sống Nhân dân. Đồng chí đã nhanh chóng tìm hiểu các vấn đề của xã, những khó khăn, vướng mắc, tồn tại để kịp thời giải quyết. Với quyết tâm nỗ lực, phấn đấu hoàn thành các tiêu chí trong XDNTM, đồng chí đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo XDNTM xã xây dựng kế hoạch củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt và hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Đồng thời chỉ đạo các ngành, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia XDNTM; phát triển kinh doanh dịch vụ; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi... Hiện thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 42,6 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,3%; xã đã hoàn thành 18/19 tiêu chí XDNTM.
Tháng 7/2020, khi được điều động về làm Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Xuân Thái, đồng chí Lê Kim Do, nguyên là Chủ tịch UBND xã Xuân Khang đã tiếp cận toàn diện các mặt công tác, bám cơ sở, gần gũi với Nhân dân. Với kinh nghiệm được tích lũy nhiều năm công tác ở cương vị Chủ tịch UBND xã Xuân Khang, việc đầu tiên đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Xuân Thái triển khai là nắm bắt địa bàn, gặp gỡ cán bộ, công chức, các tổ chức, chi bộ, đoàn thể, các đồng chí lãnh đạo chính quyền để tìm ra cách thức giải quyết công việc phù hợp nhất. Đồng chí đã trực tiếp đối thoại với tổ chức đoàn thể, Nhân dân trên địa bàn; lắng nghe ý kiến của Nhân dân, giải quyết triệt để những ý kiến Nhân dân phản ánh, tạo niềm tin của đảng viên và người dân địa phương. Khó khăn bởi địa bàn mới nhưng theo đồng chí, khi giải quyết công việc, không bị ảnh hưởng tác động bởi những yếu tố liên quan đến gia đình, họ hàng, bạn bè nên hoàn toàn dân chủ, khách quan. Thêm vào đó, những khó khăn và thuận lợi ở địa bàn mới đã tạo cơ hội để bản thân đồng chí trải nghiệm, cọ xát và trưởng thành hơn trong công việc.
Để công tác điều động, luân chuyển cán bộ thực sự có hiệu quả, Ban Thường vụ Huyện ủy Như Thanh đã tiến hành từng bước, thận trọng. Hàng năm, căn cứ vào tình hình thực tế, Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng phương án cụ thể, lựa chọn đối tượng, chức danh, đơn vị... để bố trí một cách phù hợp nhất. Theo đó, huyện tiến hành điều động, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện về xã, thị trấn; luân chuyển cán bộ chủ chốt giữa các xã, thị trấn; điều động, luân chuyển một số chức danh công chức giữa các xã, thị trấn. Huyện luôn nêu cao nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai công tác cán bộ; định kỳ rà soát, bổ sung quy hoạch, thông báo kết quả nhận xét, đánh giá quy hoạch cán bộ cho các đơn vị để có hướng đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện công tác điều động, luân chuyển. Ngoài ra, Ban Thường vụ Huyện ủy thường xuyên theo dõi chỉ đạo, kịp thời điều chỉnh những hạn chế, khuyết điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ điều động, luân chuyển hoàn thành nhiệm vụ. Đến nay, huyện có 100% bí thư đảng ủy cấp xã, 4/14 phó bí thư thường trực đảng ủy, 13/14 chủ tịch UBND, 2/14 phó chủ tịch UBND không phải người địa phương.
Theo đồng chí Lê Văn Cường, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Như Thanh: "Cán bộ điều động, luân chuyển đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực công tác, tiếp cận nhanh với công việc, tạo được uy tín và quan hệ tốt trong nội bộ đơn vị, địa phương và Nhân dân nơi chuyển đến. Nhiều đồng chí không ngại khó khăn, có mặt trong tất cả các lĩnh vực nhạy cảm như: vận động Nhân dân hiến đất làm đường, xây dựng nhà văn hóa, giải quyết tranh chấp, khiếu kiện, đến chăm lo việc làm, đời sống cho các đối tượng xã hội, người nghèo, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thu hút đầu tư... Chỉ tính riêng năm 2023, toàn huyện đã chuyển đổi được 92,45 ha đất trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao, tăng 15,4% so với cùng kỳ. Thực hiện tích tụ, tập trung đất đai được 360 ha, đạt 100% kế hoạch; có 40 doanh nghiệp được thành lập mới, đạt 100% kế hoạch tỉnh và huyện giao...".
Bài và ảnh: Quốc Hương
{name} - {time}
-
2024-11-21 10:48:00
Chỗ dựa vững chắc cho người cao tuổi
-
2024-11-21 09:46:00
Sức mạnh từ “ý Đảng - lòng dân”
-
2024-01-16 09:34:00
Tăng cường “3 gặp, 4 biết” trong công tác tuyển quân ở Hà Trung
Triệu Sơn phát huy vai trò hệ thống tuyên giáo cơ sở
Hiệu quả từ những cơ chế, chính sách của tỉnh đối với khu vực miền núi
Thị trấn Lang Chánh phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên
Thị xã Nghi Sơn làm tốt công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên
Quan Hóa tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm xóa bỏ tư tưởng, tập quán lạc hậu trong Nhân dân
Đảng bộ huyện Quan Sơn tăng cường kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng
Xứng đáng với sứ mệnh “đi trước mở đường” trên mặt trận tư tưởng của Đảng
Sôi nổi phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở Đông Sơn
Huyện uỷ Thọ Xuân tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và công tác nội chính, phòng chống tham nhũng