Nhiều mô hình con nuôi đặc sản hiệu quả
Nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng trong việc tìm kiếm, tiêu thụ các sản phẩm từ con nuôi đặc sản, thời gian gần đây, nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã Hà Bình (Hà Trung) đã đầu tư phát triển mô hình nuôi con đặc sản nhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Mô hình nuôi chồn hương của gia đình anh Lại Huy Cường, thôn Xuân Áng, xã Hà Bình (Hà Trung).
Nhận thấy giá trị kinh tế từ chồn hương mang lại khá cao, trong khi đó lại không mất nhiều chi phí thức ăn chăn nuôi và thời gian chăm sóc, anh Lại Huy Cường, thôn Xuân Áng quyết định phát triển mô hình kinh tế bằng việc nuôi chồn hương. Do chồn hương là loại động vật hoang dã, quý hiếm nên trước khi nuôi, anh phải xin phép Hạt Kiểm lâm Hà Trung để thực hiện mô hình. Khi được cấp phép, đầu năm 2024, anh vào tận An Giang mua 4 con chồn hậu bị (1 con đực và 3 con cái) từ 5 - 6 tháng tuổi với giá 32 triệu đồng về nuôi thử.
Để nuôi chồn đem lại hiệu quả, anh đến các mô hình nuôi chồn hương tiêu biểu trong tỉnh, đồng thời tìm hiểu, nghiên cứu thêm tài liệu, sách báo hướng dẫn kỹ thuật nuôi. Anh Cường cho biết: "Nuôi chồn hương chi phí thấp, bởi chúng ăn được thức ăn dễ tìm kiếm như chuối, đu đủ, mít và cá tạp. Song, thức ăn mà chúng yêu thích nhất là chuối chín và cá sống. Ngoài ra, tôi mua thêm phổi lợn và bổ sung men tiêu hóa, nhất là khi thời tiết thay đổi nhằm tăng sức đề kháng cho chồn. Nhờ đó, đến nay đàn chồn của gia đình đã phát triển lên 6 con”.
Được biết, hiện giá chồn giống (nếu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng) được người mua với giá từ 8 - 10 triệu đồng/cặp, chồn thịt có giá từ 1,8 - 2 triệu đồng/kg đối với con có trọng lượng từ 2,8 - 4kg/con nhưng gia đình anh Cường chưa có nhu cầu bán mà để nuôi và nhân giống.
Tận dụng tán cây thuộc khu vực rừng sản xuất của gia đình, bà Nguyễn Thị Hạnh, thôn Ngọc Sơn đã xây dựng và phát triển thành công mô hình chăn nuôi lợn rừng, góp phần đem lại nguồn thu nhập cho gia đình hàng trăm triệu đồng/năm. Bà Hạnh cho biết: “Trên diện tích 7.000m2 đất rừng sản xuất nằm dưới chân núi Rào, có khoảng 1⁄4 diện tích đã được trồng lim, lát và cây ăn quả, tôi mua thép B40 quây xung quanh để nuôi lợn, diện tích còn lại trồng ngô, cỏ voi và chuối, phục vụ cho việc chăn nuôi. Năm 2012, lứa lợn đầu tiên được xuất chuồng, với 8 con đạt trọng lượng khoảng 28 kg/con, giá bán 130.000 đồng/kg, tôi thu về gần 30 triệu đồng".
Thành công từ lứa lợn đầu tiên, bà Hạnh quyết định tăng đàn lên hàng chục con và để phục vụ cho việc chăn nuôi của mình, bà nuôi thêm lợn nái sinh sản. Để có thêm kiến thức, ngoài học hỏi kinh nghiệm của những người chăn nuôi lợn nái sinh sản, bà còn tìm hiểu qua các tài liệu sách báo. Nhờ đó đàn lợn rừng của gia đình sinh trưởng, phát triển theo từng năm. Năm 2024, đàn lợn phát triển gần 100 con, vừa nuôi thương phẩm, vừa kết hợp với bán lợn giống cho bà con trong vùng...
Ông Phạm Xuân Phúc, Bí thư Đảng ủy xã Hà Bình cho biết: Nuôi con nuôi đặc sản là hướng đi được người dân xã Hà Bình lựa chọn và thực hiện thời gian gần đây. Để tạo điều kiện cho người chăn nuôi, ngoài tổ chức cho các hộ có nhu cầu đi tham quan các mô hình nuôi con đặc sản trên địa bàn tỉnh, địa phương còn tạo điều kiện cho các hộ tiếp cận các gói vay của ngân hàng. Nhờ đó, trên địa bàn xã hiện nay đã xuất hiện hàng chục mô hình nuôi con đặc sản như mô hình nuôi ốc nhồi, mô hình nuôi lợn rừng..., gần đây xuất hiện thêm mô hình nuôi chồn hương. Nhìn chung, sau khi phát triển mô hình đã đem lại thu nhập cao cho người chăn nuôi. Điển hình như mô hình nuôi ốc nhồi, nuôi lợn rừng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Riêng hộ anh Lại Huy Cường, thôn Xuân Áng nuôi chồn hương chưa cho thu nhập do gia đình đang tăng đàn. Tuy nhiên, với giá bán chồn hương thương phẩm cũng như chồn hương giống trên thị trường hiện nay, mô hình nuôi chồn hương đem lại hiệu quả còn cao hơn nhiều so với mô hình nuôi lợn rừng. Từ hiệu quả của việc phát triển các mô hình, không chỉ đem lại thu nhập cho các hộ mà còn góp phần đưa mức thu nhập của người dân trong xã hiện đạt 72 triệu đồng/người/năm và tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1,25%...
Bài và ảnh: Minh Lý
{name} - {time}
-
2025-04-23 11:59:00
“Chìa khóa” nâng cao giá trị sản phẩm lúa gạo
-
2025-04-23 10:47:00
Nâng cao chất lượng thanh tra công trình dự án đầu tư công, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực
-
2025-04-23 07:50:00
Danh sách 12 loại sữa được xác định là hàng giả
Bản tin Tài chính 23/4: Vàng đạt đỉnh mới, doanh nghiệp nâng mức chênh lệch đẩy rủi ro về phía khách hàng
Thủ tướng chỉ đạo một số giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Không chủ quan trước dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm
Hiệu quả kinh tế từ trồng cây dong riềng
Điện mùa khô: Xây dựng các kịch bản ở mức cao nhất, tăng trưởng tới 2 con số
Đảng bộ Công ty CP Xây lắp Điện lực Thanh Hóa đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, phát triển
Những gam màu tươi sáng
Phát triển bền vững ngành chế biến lâm sản
Bản tin Tài chính 22/4: Vì sao vàng tăng giá quá nhanh?