Nhân rộng mô hình “3 không”
Sau một thời gian triển khai thí điểm mô hình “3 không”, 16 tiêu chí đề ra của mô hình đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Nhận thấy hiệu quả thiết thực từ mô hình, năm 2024 tỉnh Thanh Hóa sẽ nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn tỉnh.
Người dân được hướng dẫn tận tình khi đến thực hiện các thủ tục hành chính tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xã Đông Quang (Đông Sơn).
Năm 2023, mô hình “3 không” (không phải khai báo thông tin nhiều lần trong thực hiện dịch vụ công; không dùng tiền mặt trong một số dịch vụ thiết yếu và không cần tiếp xúc trực tiếp với chính quyền) được triển khai thực hiện thí điểm tại 5 xã, phường gồm: Điện Biên (TP Thanh Hóa); Quảng Lưu (Quảng Xương); Tây Hồ (Thọ Xuân); Thiệu Trung (Thiệu Hóa) và Nga Liên (Nga Sơn). Đến nay, tại 5 đơn vị thực hiện mô hình, 100% lãnh đạo, cán bộ, công chức thực hiện chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường mạng; 100% văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường mạng (trừ văn bản mật theo quy định); 90% hồ sơ, thủ tục hành chính được tiếp nhận, giải quyết trực tuyến...
Đặc biêt, 16 tiêu chí đề ra của mô hình, trong đó có một số tiêu chí khó thực hiện như: Tỷ lệ người dân sử dụng có tài khoản dịch vụ công trực tuyến và được định danh, xác thực điện tử thông suốt; tỷ lệ người dân trên 15 tuổi có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác; tỷ lệ người dân có chữ ký điện tử cá nhân... đều đạt và vượt chỉ tiêu, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, góp phần cùng với các địa phương tiến tới xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Từ những hiệu quả thiết thực đạt được khi triển khai thành công mô hình “3 không” tại phường Điện Biên, TP Thanh Hóa đang tiếp tục nhân rộng mô hình ra các phường, xã trên địa bàn. Hiện, thành phố đã có 12/34 phường, xã hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi số (CĐS) năm 2024 theo kế hoạch đề ra gắn với mô hình “3 không”; chỉ đạo các phường, xã thành lập 34 ban chỉ đạo mô hình “3 không”, thành lập 311 tổ công nghệ số cộng đồng tại 311 khu dân cư...
Để thực hiện mô hình, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số, tổ công nghệ số cộng đồng các xã, phường còn có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn người dân cài đặt ví điện tử, chữ ký số điện tử trong sử dụng dịch vụ công; thông qua nền tảng số sử dụng một số dịch vụ công trực tuyến, phản ánh kiến nghị, gửi/nhận văn bản với cơ quan Nhà nước...
Là một trong 12 địa phương được giao nhiệm vụ hoàn thành CĐS năm 2024, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ CĐS, huyện Đông Sơn đang tích cực triển khai mô hình “3 không”. Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Đông Sơn Hoàng Thị Huyền, cho biết: “Cùng với việc tập huấn thực hiện mô hình “3 không” cho cán bộ, công chức, UBND huyện đã giao các đơn vị chủ động phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn huyện tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ tổ công nghệ số cộng đồng, người dân sử dụng các nền tảng số, tập trung triển khai mô hình “3 không” nhằm thúc đẩy phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ CĐS gắn với thực hiện mô hình “3 không” trên địa bàn”.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, UBND xã Đông Quang (Đông Sơn) đã tích cực triển khai thực hiện mô hình “3 không” với nhiều việc làm cụ thể. Phó Chủ tịch UBND xã Trịnh Văn Ninh, cho biết: Đông Quang đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân và doanh nghiệp trong công tác CĐS nhằm thay đổi nhận thức, thói quen làm việc và nâng cao kiến thức, kỹ năng số cho cán bộ, công chức để tiếp cận và ứng dụng công nghệ số trong mô hình mới; tuyên truyền, phổ biến đến người dân hiểu được ý nghĩa của việc triển khai mô hình; phối hợp các tổ công nghệ số cộng đồng thực hiện các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số, đưa công nghệ số vào cuộc sống; phát triển kinh tế số trên nền tảng thương mại điện tử; hướng dẫn người dân đăng ký nhận kết quả giải quyết điện tử, trả kết quả qua bưu chính công ích... nhằm nâng cao chất lượng phục vụ hành chính công tại đơn vị. Ban chỉ đạo CĐS xã cũng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các tiêu chí của mô hình “3 không” nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện...
Để tiếp tục thúc đẩy quá trình CĐS tại các địa phương gắn với việc hoàn thành các tiêu chí CĐS năm 2024, Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị các huyện, thị xã, thành phố có các đơn vị triển khai thí điểm tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về vai trò, lợi ích của mô hình “3 không”; chỉ đạo tổ chức ra mắt mô hình điểm; nghiên cứu triển khai nhân rộng mô hình đến các đơn vị còn lại trên địa bàn.
Sở Thông tin và Truyền thông cũng đề nghị Sở Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh tiếp tục phối hợp hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương thực hiện các tiêu chí của mô hình; các doanh nghiệp viễn thông - công nghệ thông tin, các tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số tiếp tục phối hợp, hỗ trợ triển khai mô hình đến các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh theo nội dung các thỏa thuận, chương trình hợp tác đã được ký kết.
Bài và ảnh: Linh Hương
{name} - {time}
-
2025-01-15 15:24:00
Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
-
2025-01-15 10:07:00
Tăng cường công tác tiếp công dân, xử lý đơn, thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo
-
2024-05-24 16:33:00
Những thay đổi và giá trị đạt được sau khóa học Trung cấp LLCT tại Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa
Chú trọng công tác tiếp dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo
Đảng uỷ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh quán triệt các văn bản mới và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, giám sát
Đảng bộ huyện Như Xuân chú trọng phát triển đảng viên là học sinh THPT
Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Bài học đắt giá từ những vụ án (Bài cuối): “Phòng” từ cơ chế hay từ mỗi cán bộ
Đổi mới, nâng cao hiệu quả tuyên truyền miệng ở Như Thanh
“Thanh tra là nhiệm vụ vẻ vang và quan trọng…”
Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Bài học đắt giá từ những vụ án (Bài 2): Cái giá của lòng tham
Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Bài học đắt giá từ những vụ án (Bài 1): Khi chức vụ đi tìm vụ lợi
Cẩm Tú xây dựng mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ”