(Baothanhhoa.vn) - Sáng tạo để phát triển, nâng cao giá trị sản lượng trong sản xuất, tiết kiệm chi phí cho ra những sản phẩm độc đáo hơn... đang là cách làm của nhiều hội viên, phụ nữ trong tỉnh hướng đến. Trên bất kỳ lĩnh vực nào, phụ nữ cũng luôn thể hiện sức sáng tạo vô hạn. Đây cũng là điều kiện giúp các chị đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực mình theo đuổi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những sáng tạo của hội viên, phụ nữ trong lao động, sản xuất

Sáng tạo để phát triển, nâng cao giá trị sản lượng trong sản xuất, tiết kiệm chi phí cho ra những sản phẩm độc đáo hơn... đang là cách làm của nhiều hội viên, phụ nữ trong tỉnh hướng đến. Trên bất kỳ lĩnh vực nào, phụ nữ cũng luôn thể hiện sức sáng tạo vô hạn. Đây cũng là điều kiện giúp các chị đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực mình theo đuổi.

Những sáng tạo của hội viên, phụ nữ trong lao động, sản xuấtHội viên phụ nữ xã Mường Chanh (Mường Lát) dệt thổ cẩm truyền thống.

Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống của phụ nữ dân tộc thiểu số vùng miền núi. Trong gia đình, mỗi người phụ nữ đều phải biết thêu dệt. Cứ thế hệ này truyền lại cho thế hệ sau và chị Hà Thị Dung, xã Lũng Niêm, (Bá Thước) là một trong những phụ nữ được bà, mẹ truyền lại cho nghề dệt thổ cẩm. Theo thời gian, nghề dần mai một, chỉ số ít phụ nữ duy trì dệt để sử dụng trong gia đình. Với niềm yêu nghề từ bé, yêu nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình qua những bộ váy áo rực rỡ sắc màu từ những ngày còn nhỏ, lớn lên lập gia đình, chị Dung mang theo nghề dệt về nhà chồng nghiên cứu, không ngừng học hỏi để phát triển nghề. Năm 2006, hầu hết phụ nữ trong xã bỏ nghề, chị Dung vẫn mạnh dạn vay vốn, mua thêm khung cửi, dạy nghề cho phụ nữ trong làng, mở cơ sở may, thiết kế nhiều mẫu mã, hoa văn phù hợp với xu thế nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa độc đáo riêng.

Chị Dung cho biết: Để đáp ứng thị hiếu, tôi thường thiết kế mẫu, kiểu dáng, phù hợp với xu thế, nhu cầu của khách. Hiện nay, phụ nữ xã Lũng Niêm có thể dệt được 8 loại thổ cẩm, cơ sở may của tôi sản xuất ra nhiều sản phẩm, trang phục của các dân tộc khác nhau.

Từ việc khôi phục nghề dệt, chị Hà Thị Dung đã có thu nhập ổn định 20 triệu đồng/tháng, tạo việc làm cho 40 phụ nữ tại xã. Sản phẩm Dệt thổ cẩm cũng đã thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm và mua làm quà kỷ niệm. Những trăn trở, niềm đam mê yêu nghề và quyết tâm thành công trong khôi phục nghề của chị Hà Thị Dung đã góp phần giữ gìn nét đẹp truyền thống của người dân tộc Thái và có ý nghĩa quan trọng trong phát triển du lịch tại địa phương.

Năm 2009, tốt nghiệp với tấm bằng y sĩ đông y, chị Nguyễn Thị Lan Anh, thôn Ngưu Phương, xã Quảng Khê (Quảng Xương) đã có kiến thức cơ bản về các phương thuốc dân gian, cũng như biết cách bào chế từng loại thuốc và mạnh dạn bắt tay khởi nghiệp. Từ sản phẩm đầu tiên được bào chế thành công từ các loại cây dược liệu năm 2014, đến nay, cơ sở của chị đã sản xuất được 9 sản phẩm thảo mộc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, chủ yếu là sản phẩm chăm sóc mẹ sau sinh và bé. Năm 2019, cơ sở của chị đã có hai sản phẩm “ngâm chân mộc Việt” và “lá xông cảm lạnh” đã được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt tiêu chuẩn 3 sao.

Chị Nguyễn Thị Lan Anh cho biết: “Làm bất kỳ việc gì cũng cần phải sáng tạo. Bởi nếu làm theo phương pháp truyền thống thì không còn phù hợp với nhu cầu thị trường hiện nay. Cũng từng ấy nguyên liệu là hương nhu, má đề, ngải cứu... nhưng biết cách bào chế, bảo quản, nghiên cứu công dụng kết hợp thì sẽ cho ra nhiều sản phẩm độc đáo, hữu dụng. Doanh thu mỗi năm của gia đình đạt được từ 500 đến 700 triệu đồng, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương với mức thu nhập 3-4 triệu đồng/người/tháng, đồng thời tạo cơ hội để người dân địa phương cải tạo vườn tạp, phát triển cây dược liệu có giá trị hơn.

Trồng dưa lưới không còn mới với nhiều hộ dân trong tỉnh. Nhưng năng suất, chất lượng và giá trị thu nhập thì mỗi hộ khác nhau, điều đó phụ thuộc vào sáng tạo trong cách làm của mỗi hộ. Chị Hoàng Thị Lài, thôn Hồng Kỳ, xã Thọ Thanh (Thường Xuân) đã thụ phấn cho dưa bằng nuôi ong nên có nhiều lợi ích: giảm chi phí từ 5 triệu đồng còn 2,5 triệu/1 lứa, mẫu mã quả dưa đẹp, chu kỳ rút ngắn hơn so với thụ phấn bằng tay...

Có rất nhiều cách làm hay, sáng tạo mà chỉ những người tâm huyết với nghề, làm nghề trực tiếp mới nảy sinh được sáng kiến, ý tưởng. Nếu cứ miệt mài làm và chỉ dựa vào tích lũy kinh nghiệm thôi thì chưa đủ, mà thành quả, giá trị mỗi sản phẩm làm ra đều phải có sự sáng tạo ít nhiều. Đó là đòi hỏi tất yếu của thị trường. Các chị Dung, chị Lan Anh, chị Lài là những người như vậy, các chị đã có những quả ngọt sau nhiều năm nỗ lực vượt khó. Ghi nhận những sáng kiến của hội viên, phụ nữ, hội LHPN các cấp đã đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp, hỗ trợ khởi sự kinh doanh cho hội viên, góp phần thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế. Trên cơ sở Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN tỉnh đã hỗ trợ cho 1.800 hộ phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp; thành lập mới 480 doanh nghiệp do nữ làm chủ; xây dựng 57 gian hàng bán, giới thiệu sản phẩm an toàn; duy trì tổ chức “Ngày phụ nữ sáng tạo” giúp hội viên, phụ nữ có điều kiện được giao lưu chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu quảng bá sản phẩm tiêu biểu trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống của mỗi địa phương. Trong đó có nhiều sản phẩm, sản vật độc đáo, thể hiện sự sáng tạo, khéo léo và chịu khó học hỏi của chị em phụ nữ trong tỉnh.

Bài và ảnh: Hà Lê



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]