(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, hưởng ứng phong trào phụ nữ học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc, nhiều gia đình hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn huyện Cẩm Thủy đã vượt khó vươn lên lao động sản xuất, trở thành tấm gương trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo ở địa phương. Chị Lê Thị Thắng, 54 tuổi ở thôn  Vân Cát, xã Cẩm Vân là tấm gương như thế.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Người phụ nữ vượt khó vươn lên thoát nghèo

Những năm qua, hưởng ứng phong trào phụ nữ học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc, nhiều gia đình hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn huyện Cẩm Thủy đã vượt khó vươn lên lao động sản xuất, trở thành tấm gương trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo ở địa phương. Chị Lê Thị Thắng, 54 tuổi ở thôn Vân Cát, xã Cẩm Vân là tấm gương như thế.

Người phụ nữ vượt khó vươn lên thoát nghèo

Chị Lê Thị Thắng kiểm tra cầu ong mật.

Qua câu chuyện, chị Thắng cho biết: Sau khi xây dựng gia đình, tài sản chỉ có mấy sào ruộng khoán. Quanh năm tần tảo lao động, sản xuất, đi làm thuê, làm mướn nhưng cuộc sống gia đình chị cứ luẩn quẩn cảnh nghèo khó. Vì thế, chồng chị phải lặn lội vào các tỉnh phía Nam làm phụ hồ. Năm 2010, trong một lần đi làm thuê cho một công trình xây dựng, chồng chị không may bị tai nạn lao động, phải ngồi trên chiếc xe lăn vĩnh viễn. Cuộc sống vốn khó khăn, nay lại càng khó khăn hơn, khi cô con gái lớn của anh chị sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng y không may bị bệnh tâm thần nên thường xuyên bỏ nhà đi. Trong lúc khó khăn như vậy, được sự quan tâm của anh em, dòng họ và chị em trong chi hội phụ nữ thôn đã quyên góp tiền, ngày công làm ngôi nhà cho gia đình chị. Bên cạnh đó, hội phụ nữ xã đứng ra ủy thác với ngân hàng chính sách xã hội cho gia đình chị vay 30 triệu đồng vốn hộ nghèo để phát triển sản xuất. Nhận thấy khuôn viên vườn của gia đình rất phù hợp xây dựng mô hình phát triển kinh tế nuôi dế mèn, kết hợp nuôi ong mật. Bằng nguồn vốn vay, chị đầu tư xây dựng chuồng nuôi, mua con giống, đồng thời tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi dế và ong mật ở một số trang trại trong huyện và qua sách báo, ti vi. Lúc đầu, đầu ra gặp rất nhiều khó khăn, sản phẩm chỉ bán ở một số chợ trong huyện với số lượng ít, nhiều khi ế phải mang về. Không nản lòng, chị kiên trì mang dế đi chào bán tại các nhà hàng trong huyện và Hà Nội. Do dế ngon nên đã được các nhà hàng trong tỉnh và một số nhà hàng ở Hà Nội thu mua với số lượng không hạn chế. Đến nay, trong nhà chị lúc nào cũng có từ 6 đến 8 vạn con dế, 40 đàn ong mật, hiện đã có đầu ra ổn định. Theo nhẩm tính của chị, trung bình mỗi tháng chị xuất bán ra thị trường 4 tạ dế, cộng với thu nhập từ mật ong, mỗi năm thu lãi 350 triệu đồng. Kinh tế phát triển, gia đình chị đã trả hết nợ nần, xây dựng được ngôi nhà khang trang và có thêm số vốn tích lũy.

Bằng ý chí, nghị lực, sự chịu khó, gia đình chị Lê Thị Thắng không những đã thoát được nghèo mà còn vươn lên thành hộ khá, giàu của xã. Bên cạnh đó, chị còn là hội viên gương mẫu luôn đi đầu trong các phong trào địa phương; đồng thời sẵn sàng hỗ trợ vốn, con giống, kỹ thuật chăn nuôi dế mèn, ong mật cho các hội viên trong thôn, xã.

Bài và ảnh: Khánh Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

1 bình luận

 Lê Văn Nguyên - 05:56 05/05/20

 Trả lời

Không có gì khó chỉ sợ lòng không bền

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]