(Baothanhhoa.vn) - Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề, nhưng rồi chàng trai người dân tộc Mường ở Thanh Hóa đã sẵn sàng từ bỏ tất cả trở về nơi mình sinh ra để lập nghiệp. Hàng ngày lên đồi chăn gà, trồng cây, sau 3 năm anh đã sở hữu trang trại tiền tỷ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bỏ phố về làng "làm bạn" với gà

Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề, nhưng rồi chàng trai người dân tộc Mường ở Thanh Hóa đã sẵn sàng từ bỏ tất cả trở về nơi mình sinh ra để lập nghiệp. Hàng ngày lên đồi chăn gà, trồng cây, sau 3 năm anh đã sở hữu trang trại tiền tỷ.

Bỏ phố về làng “làm bạn” với gà

Trương Văn Thể thành công với mô hình nuôi gà tại xã Cẩm Quý, huyện Cẩm Thủy.

Bỏ phố về làng…

Trương Văn Thể (SN 1986) ở xã Cẩm Quý, huyện Cẩm Thủy, học xong THPT đã không lựa chọn con đường đại học như bạn cùng trang lứa, mà tìm công việc với mong muốn “thoát khỏi lũy tre làng”. Hết trong Nam rồi ngoài Bắc, quãng thời gian thanh xuân nhất của cuộc đời Thể gắn bó với đủ thứ nghề, từ công nhân đến phụ hồ, ai thuê gì anh cũng chẳng ngại.

Là người con vùng đồng bào dân tộc Mường, từ nhỏ Thể đã có vốn sống tự lập nên khi bước ra đời anh cũng chững chạc hơn so với tuổi đời. Anh kể: “Những ngày đầu khi rời xa gia đình cũng vất vả lắm. Sống tự lập khi tuổi chưa tròn đôi mươi nếu không chịu khó thì dễ sa ngã”.

Và rồi 10 năm trôi qua, chàng thanh niên ngày nào cũng dần trưởng thành giữa bộn bề cuộc sống. Sau 13 năm lăn lộn ở xứ người, anh đi đến một quyết định mà ít ai có thể ngờ, đó là trở về quê hương lập nghiệp. Năm 2017, Thể chính thức về quê. Nhận thấy không đâu xa, chính những quả đồi màu mỡ của gia đình mình là lợi thế, anh đã nhanh chóng đi đến quyết định đầu tư vườn trại trên diện tích rừng canh tác của gia đình.

Ông chủ trại gà trên núi

Nghĩ là làm, từ số ít vốn liếng tích góp từ những năm đi làm thuê, được sự giúp đỡ từ gia đình, anh mạnh dạn vay ngân hàng thêm 200 triệu đồng để đầu tư vào mô hình nuôi gà thương phẩm. Tận dụng gần 30ha đất rừng của gia đình, anh xây dựng hai trang trại nuôi gà dưới chân núi với quy mô 5.000 con theo mô hình liên kết với Công ty Happy Farm. Và với 5.000 con gà lần đầu anh đã thành công ngoài mong đợi, đem về thu nhập gần 200 triệu đồng.

Là người không có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi nên từ công tác chọn giống đến chuồng trại đều vất vả đối với anh. Để thuận lợi trong quá trình chăn nuôi, anh chọn giống gà có sức đề kháng tốt và dễ bán. Đó là giống gà Minh Dư 3 (một giống gà lai chọi xuất phát từ Bình Định).

Bỏ phố về làng “làm bạn” với gàTrang trại cây ăn quả đem về thu nhập mỗi năm hàng chục triệu đồng.

Nói về giống gà này, anh Thể cho biết: “Đây là giống gà rất khỏe, với môi trường tự nhiên như tại trang trại của tôi thì nó sinh trưởng rất tốt. Giống gà này có bộ lông rất bắt mắt, đôi chân to, thịt ngon… vì thế mà mỗi lứa gà xuất ra đều được khách hàng ưa chuộng và tin dùng”.

Vì là giống gà thương phẩm nên mỗi năm tại trang trại của gia đình anh nuôi từ 2 - 3 lứa, mỗi lứa trung bình từ 7.000 - 8.000 con. Với giá bán 60.000 đồng/kg, mỗi năm anh thu về từ 500 - 600 triệu đồng. Theo anh Thể, thị trường xuất bán của trang trại anh chủ yếu là liên kết với công ty, ngoài ra còn có rất nhiều lái buôn trong tỉnh và những tiệc cưới cũng thường xuyên đặt hàng.

Anh còn mạnh dạn mở rộng mô hình trang trại bằng cách trồng thêm cây ăn quả và mở rộng diện tích keo. Tận dụng phân chuồng hoai mục từ việc nuôi gà, anh sử dụng vào bón phân cho cây trồng, vừa tiết kiệm chi phí lại đem về năng suất cao. Vừa qua, anh xuất bán lứa keo đầu tiên đem về lợi nhuận gần 500 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Tuyết - Chủ tịch Hội nông dân xã Cẩm Quý (Cẩm Thủy) cho biết: “Mô hình trang trại của gia đình anh Thể là một trong những mô hình kinh tế trang trại tiên tiến của địa phương. Anh là một trong những gương điển hình trẻ tuổi để bà con địa phương học tập và noi theo".

Tuấn Kiệt


Tuấn Kiệt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]