Người dân cần nâng cao nhận thức khi dùng mạng xã hội
Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ đã và đang là cơ hội để truyền thông lan tỏa, đó cũng là một trong những điều kiện để mở rộng dân chủ. Thế nhưng, không ít tổ chức, cá nhân đã lợi dụng vấn đề này để tung tin thất thiệt, bịa đặt các tình tiết về các vụ việc hòng “câu view”, “câu like”, hướng lái dư luận và mục đích cuối cùng chính là nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; kiếm tiền từ mạng xã hội, thậm chí là chống phá Đảng, Nhà nước.
Người dân cần đề cao cảnh giác trước các thông tin bịa đặt, sai sự thật trên không gian mạng. Ảnh chụp từ internet.
Mới đây, trên mạng xã hội facebook, một tài khoản facebook cá nhân đã đăng dòng trạng thái: "Công an giao thông thổi nồng độ đang đứng cầu Sim. Có cả cơ động xếp một hàng dài gần đến dốc Quán Châu mọi người thận trọng mũ bảo hiểm nhé kẻo mất tiền”, mục đích nhằm “báo chốt”, cảnh báo người dân vi phạm tránh né việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng chức năng.
Nhận định đây là hành vi vi phạm pháp luật, Công an huyện Triệu Sơn đã chỉ đạo Đội An ninh phối hợp với Công an xã Hợp Thành tiến hành xác minh vụ việc và xác định người đăng tải dòng trạng thái trên là chị T.T.P. (sinh năm 1977, thường trú thôn Diễn Hòa, xã Hợp Thành (Triệu Sơn). Quá trình làm việc với Công an huyện Triệu Sơn, chị P. thừa nhận hành vi đăng tải bài viết trên của mình để cảnh báo người thân, bạn bè trên facebook biết vị trí tổ công tác đang làm việc và tránh né.
Công an huyện Triệu Sơn đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7,5 triệu đồng đối với chị T.T.P. về hành vi “Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật”, quy định tại Điểm e, Khoản 3, Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, ngày 3/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Thực tế, vẫn còn nhiều người dân chưa nhận thức được hành vi báo “chốt” trên không gian mạng là hành vi vi phạm pháp luật và là hành động hết sức nguy hiểm, các đối tượng vi phạm pháp luật về hình sự, ma túy, các đối tượng trốn truy nã, buôn lậu... biết được điểm làm chốt để né tránh. Do vậy, thời gian tới, Công an huyện Triệu Sơn tiếp tục quyết liệt xử lý đối với những hành vi vi phạm tương tự. Cùng với đó, để chấm dứt tình trạng này cùng với lực lượng chức năng rất cần có sự theo dõi, nhắc nhở nghiêm khắc từ gia đình và sự vào cuộc của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để xử lý, ngăn chặn.
Theo báo cáo chỉ số văn minh trên không gian mạng - Digital Civility Index (DCI) do Microsoft công bố nhân dịp ngày quốc tế Safer Internet Day, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có chỉ số cao nhất (chỉ số càng cao, mức độ văn minh càng thấp). Khảo sát này nhằm tìm hiểu nhận thức của thanh, thiếu niên và người trưởng thành trên 25 quốc gia về cuộc sống trên mạng và những trải nghiệm của các đối tượng này đối với 21 rủi ro do các hành xử không đúng mực gây ra.
Dù đây là khảo sát chỉ được thực hiện với 25 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và chỉ mang tính chất tham khảo, song con số này cũng phần nào gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng ứng xử phản văn hóa đang có chiều hướng gia tăng của người Việt trên mạng xã hội. Đắm chìm trong thế giới ảo, một bộ phận người dùng mạng xã hội sẵn sàng bất chấp, thách thức và bỏ qua các quy tắc đạo đức, chuẩn mực văn hóa trong cuộc sống thực để đổi lấy lượt view (xem), like (yêu thích), share (chia sẻ) trên mạng, chỉ nhằm mục đích duy nhất là tăng thu nhập và sức ảnh hưởng...
Song song với đó, tiêu biểu cho hành vi sử dụng mạng xã hội thiếu văn minh nữa chính là hành vi sử dụng mạng xã hội nhằm kiếm tiền bằng mọi cách đã và đang xuất hiện nhan nhản những kênh youtube, facebook... của các vlogger (người tạo dựng nội dung trên nền tảng video) với các video có nội dung vô bổ để câu like rẻ tiền, như: ăn bạch tuộc sống chưa qua sơ chế, nấu cháo gà nguyên lông hay những thử thách rùng rợn, nguy hiểm như leo cột điện cao thế, một ngày sống trong quan tài... Thậm chí có không ít vlogger còn ra sức sử dụng đủ loại chiêu trò để sản xuất clip nhảm nhí, miễn sao thu hút được nhiều lượt yêu thích, theo dõi, bình luận và mang lại lợi ích kinh tế cho bản thân mà bất chấp những tác hại và hệ lụy đối với người xem và xã hội.
Thực tế, mạng xã hội đã và đang tạo ra nhiều giá trị thật - ảo, với vô số khiếm khuyết. Tham gia thế giới mạng, không ít người dùng mạng xã hội có cảm giác được sống trong “thế giới ảo”, thể hiện bản thân. Nhưng trong nhiều trường hợp sự tự do không bị kiểm soát đã biến thành lỗ hổng khiến không ít người sa vào chủ nghĩa tùy tiện, nói không cần nghĩ... Do vậy, việc sử dụng mạng xã hội một cách lành mạnh, có ý thức sẽ giúp người dùng mạng biết chọn lựa và chia sẻ thông tin một cách có trách nhiệm, làm cho môi trường mạng trở thành nơi lan tỏa những giá trị sống tích cực, giúp ích cho giới trẻ và cả cộng đồng.
Lê Phượng
{name} - {time}
-
2025-01-12 23:32:00
Nền tảng để Thanh Hóa cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
-
2025-01-12 17:03:00
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chính thức trở thành Đại học Kinh tế Quốc dân
-
2024-03-13 09:04:00
Cảnh sát khuyến cáo biện pháp đảm bảo an toàn giao thông khi đi ban đêm
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy
Hoằng Hóa: Xác minh, làm rõ việc hội thảo - bán hàng ở xã Hoằng Quỳ
Ngăn chặn hoạt động lợi dụng du lịch xuất cảnh ra nước ngoài trốn ở lại lao động bất hợp pháp
Nâng cao chất lượng thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
Những vụ tai nạn giao thông xảy ra trên cao tốc thời gian gần đây
“Cột mốc sống” nơi biên cương
Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh
Công điện của Thủ tướng về khắc phục hậu quả tai nạn ở cao tốc Cam Lộ-La Sơn
Từ ngày 1/4 sẽ điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024