Ngoại trưởng Nga-Mỹ điện đàm về khủng hoảng dầu mỏ, kiểm soát vũ khí
Ngày 17/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ Mike Pompeo đã có cuộc điện đàm nhằm thảo luận các vấn đề liên quan đến dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, cuộc khủng hoảng thị trường dầu mỏ và sự ổn định chiến lược.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ Mike Pompeo đã cuộc điện đàm về các vấn đề thời sự quốc tế. (Nguồn: THX)
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao nêu rõ hai ngoại trưởng đã tiếp tục trao đổi quan điểm về tình hình toàn cầu do dịch COVID-19 và sự bất ổn tại các thị trường dầu mỏ thế giới.
Hai quan chức này đều tuyên bố sẵn sàng phối hợp hành động nhằm vượt qua các thách thức khẩn cấp sớm nhất có thể.
Ngày 12/4 vừa qua, OPEC+ đã nhất trí cắt giảm sản lượng ở mức cao kỷ lục, tương đương khoảng 10% nguồn cung toàn cầu. Động thái này nhằm bình ổn giá “vàng đen” trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát ở khắp nơi trên thế giới. Theo đó, OPEC+ nhất trí cắt giảm 9,7 triệu thùng dầu/ngày trong thời gian 2 tháng 5-6. Đây được coi là đợt cắt giảm sản lượng lớn nhất từ trước đến nay và các nước OPEC+ sẽ tiếp tục từng bước cắt giảm sản lượng trong vòng 2 năm, đến tháng 4/2022.
Mỹ muốn đàm phán kiểm soát vũ khí ba bên
Liên quan đến vấn đề ổn định chiến lược, trong cuộc điện đàm, Ngoại trưởng Lavrov đã nhắc lại đề xuất gia hạn Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí chiến lược mới (New START), nhấn mạnh Nga đã sẵn sàng hợp tác để đạt được các thỏa thuận mới về vũ khí hạt nhân. Trong cuộc điện đàm, hai bên đã nhất trí tăng cường đối thoại song phương về việc hạn chế và không gia tăng vũ khí.
Về phần mình, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Ngoại trưởng Pompeo đã nói rằng mọi cuộc đàm phán trong tương lai về vấn đề kiểm soát vũ khí cần phải dựa trên tầm nhìn của Tổng thống Mỹ Donald Trump về thỏa thuận kiểm soát vũ khí ba bên, bao gồm cả Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, trước đó, Trung Quốc đã phản đối các cuộc thảo luận như vậy.
Năm ngoái, Tổng thống Trump đã đề xuất Mỹ, Nga và Trung Quốc đàm phán về một hiệp ước mới thay cho New START ký kết năm 2010. Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất gia hạn New START một cách vô điều kiện và hiện vẫn đang chờ phản bồi của Mỹ. Nếu như không được gia hạn thêm 5 năm, hiệp ước này sẽ hết hiệu lực vào tháng 2/2021.
Theo THX
{name} - {time}
-
1 giờ trước
Bầu cử thủ tướng Đức: Merz nhận thất bại chưa từng có trong lịch sử hậu chiến
-
1 giờ trước
Bầu chọn Giáo hoàng, quy trình bí ẩn và lâu đời nhất tại Vatican
-
03:12 18/04/2020
Tổng thống Mỹ ủng hộ hỗ trợ các bệnh viện trong dự luật tiếp theo
Nhiều binh sỹ Philippines thiệt mạng do bị phiến quân phục kích
Tình hình dịch COVID-19 đến sáng 18/4: Hơn 2,2 triệu ca nhiễm
WHO cảnh báo về tốc độ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại châu Phi
ASEAN tiếp tục hỗ trợ các nạn nhân động đất, sóng thần tại Indonesia
Pháp thông báo kế hoạch phát triển ứng dụng “theo dõi tiếp xúc”
Dịch COVID-19 tại châu Phi: Nam Phi nới lỏng lệnh hạn chế hoạt động
Nhật Bản thông qua việc thành lập lực lượng tác chiến vũ trụ
IMF đề xuất kéo dài thời hạn chót đàm phán thương mại hậu Brexit
Kịch bản nào cho chính trường đang bế tắc của Israel?
Địa phương
Thời tiết
- 27°C - 34°CCó mây, không mưa
- 27°C - 33°CCó mây, không mưa