(Baothanhhoa.vn) - Cơ sở vật chất (CSVC) trường, lớp học là một trong những yếu tố có tính quyết định đến sự thành công trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Từ ý nghĩa đó, nhiều năm qua, việc đầu tư xây dựng CSVC trường, lớp học đã được ngành GD&ĐT, chính quyền các địa phương quan tâm thông qua xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn, từng bước đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh nhà.

Nghị quyết số 29/NQ-TW hướng đến một nền giáo dục đổi mới và phát triển (Bài 2): Thay đổi diện mạo trường lớp

Cơ sở vật chất (CSVC) trường, lớp học là một trong những yếu tố có tính quyết định đến sự thành công trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Từ ý nghĩa đó, nhiều năm qua, việc đầu tư xây dựng CSVC trường, lớp học đã được ngành GD&ĐT, chính quyền các địa phương quan tâm thông qua xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn, từng bước đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh nhà.

Nghị quyết số 29/NQ-TW hướng đến một nền giáo dục đổi mới và phát triển (Bài 2): Thay đổi diện mạo trường lớpPhòng học mới tại Trường THCS thị trấn Lang Chánh đang được đầu tư xây dựng. Ảnh: Nguyễn Đạt

Từ cơ chế, chính sách...

Đảng ta đã xác định, phát triển GD&ĐT là quốc sách hàng đầu và đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư cho phát triển. Theo đó, 5 năm gần đây, Sở GD&ĐT đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng nhiều đề án, chính sách và được HĐND tỉnh thông qua, như: Chế độ, chính sách cho học sinh (HS) theo quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn tỉnh; chính sách xã hội hóa giáo dục mầm non đến năm 2030; sắp xếp mạng lưới các trường THPT công lập hiện có đến năm 2025; nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh đến 2025... Đặc biệt, một số đề án, chương trình đầu tư CSVC cho ngành giáo dục đã mang lại hiệu quả thiết thực như: Đề án “Mở rộng, nâng cấp các trường THPT để đạt chuẩn quốc gia đến năm 2020”; “Mở rộng nâng cấp khu nhà nội trú cho HS trường THCS và THPT các huyện miền núi cao tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”; kế hoạch củng cố và phát triển Trường THCS dân tộc nội trú...

Theo thống kê, kinh phí đầu tư CSVC trường học (kể cả nguồn xã hội hóa) từ năm 2021 đến nay ước đạt 6.000 tỷ đồng. Cùng với đó, tỉnh Thanh Hóa cũng đã triển khai thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ngân sách Nhà nước để đầu tư triển khai các chương trình, đề án, dự án GD&ĐT. Điển hình như tăng cường CSVC, thiết bị dạy học để thực hiện chương trình, sách giáo khoa theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với tổng kinh phí 242.056 triệu đồng. Trong đó, Sở GD&ĐT đã tổ chức mua sắm 631 bộ thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 trị giá gần 122 tỷ đồng; 714 bộ thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2, trị giá gần 41,3 tỷ đồng; 629 bộ thiết bị dạy học tối thiểu lớp 6, trị giá gần 80 tỷ đồng. Hiện tại, sở đang tổ chức mua sắm 707 bộ thiết bị dạy học tối thiểu lớp 3; 625 bộ thiết bị dạy học tối thiểu lớp 7; 207 bộ thiết bị dạy học tối thiểu lớp 10 THPT; 33 bộ thiết bị dạy học tối thiểu lớp 10 giáo dục thường xuyên, tổng kinh phí dự kiến gần 212 tỷ đồng.

Cùng với đó, ngành đang tập trung thực hiện Đề án thí điểm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học tại các trường học với tổng kinh phí 58.179 triệu đồng; Đề án mở rộng, nâng cấp các trường THPT đạt chuẩn quốc gia với tổng kinh phí 305.000 triệu đồng; Chương trình Mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng khó khăn với tổng kinh phí 40.484 triệu đồng... Từ những chủ trương, chính sách này, các trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ những vùng thuận lợi, đến những nơi khó khăn đã được đầu tư nhiều hạng mục phòng, lớp học, nhà hiệu bộ, trang thiết bị dạy và học... theo hướng khang trang, hiện đại đáp ứng yêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

Theo chia sẻ của Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Lang Chánh Cao Bá Châu, thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 huyện đã ưu tiên và giành một phần kinh phí từ ngân sách địa phương và xã hội hóa để đầu tư xây dựng hàng trăm phòng học, phòng chức năng, mua sắm trang thiết bị dạy học. Đặc biệt, huyện cũng đã ban hành Đề án “Xây dựng CSVC, bổ sung trang thiết bị các trường học và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện Lang Chánh giai đoạn 2022-2025”, với mục tiêu là đến năm 2025 tổng kinh phí huy động xây dựng, nâng cấp CSVC cho ngành GD&ĐT là hơn 193,2 tỷ đồng, trong đó kinh phí đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dạy học 16,197 tỷ đồng.

Đến diện mạo trường, lớp

Từ những cơ chế, chính sách cùng sự quan tâm đầu tư của ngành GD&ĐT và chính quyền các địa phương, diện mạo các nhà trường có nhiều thay đổi, tỷ lệ phòng học kiên cố ở các cấp học trên địa bàn tỉnh tăng nhanh qua từng năm học. Vài năm trở lại đây ngành GD&ĐT huyện Cẩm Thủy luôn nằm trong tốp đầu của các huyện miền núi trên nhiều phương diện, trong đó có việc đầu tư thay đổi diện mạo trường lớp. Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Cẩm Thủy Phạm Thị Hòa chia sẻ: Từ việc xây dựng CSVC trường đạt chuẩn quốc gia, quy mô, mạng lưới trường lớp học trong huyện tiếp tục được củng cố và sắp xếp lại hợp lý; CSVC, thiết bị, cảnh quan môi trường được đầu tư theo hướng khang trang, hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục một cách toàn diện. Đến nay, quy mô mạng lưới trường, lớp ở các bậc học trên địa bàn phát triển đồng bộ, với 743/748 phòng học kiên cố, đạt tỷ lệ 94,3%; 100% điểm trường có công trình vệ sinh và nguồn nước hợp vệ sinh; bếp ăn nội trú, bán trú được xây dựng đảm bảo quy trình chế biến thực phẩm vệ sinh, an toàn theo quy định. Đặc biệt, Cẩm Thủy là địa phương thực hiện tốt công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, với 55/55 trường được công nhận trường chuẩn quốc gia, đạt 100%.

Tại huyện Ngọc Lặc, theo chia sẻ của Trưởng Phòng GD&ĐT Nguyễn Tài Toàn, nhờ việc huy động mọi nguồn lực để xây dựng CSVC trường học, đến nay toàn huyện đã có 1.061/1.238 phòng học kiên cố, đạt 85,7%; 63/75 trường được công nhận trường chuẩn quốc gia (bậc học mầm non 20 trường, tiểu học 23 trường, THCS 17 trường, TH&THCS 3 trường), đạt 84%. Việc được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia đối với các cơ sở giáo dục là tiền đề quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường. Vì vậy, trong thời gian tới huyện sẽ tiếp tục huy động nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, thu hút đầu tư CSVC, trang thiết bị để tiếp tục xây dựng các trường còn lại đạt chuẩn quốc gia. Khuyến khích các trường đã được công nhận tiếp tục giữ vững và phấn đấu để đạt thành tích cao hơn.

Theo thống kê từ Sở GD&ĐT, toàn tỉnh hiện nay có 25.037/28.202 phòng học kiên cố, đạt tỷ lệ 89%. Trong đó, bậc mầm non có 6.904/8.103 phòng học kiên cố, đạt tỷ lệ 85,2%. Tiểu học có 9.637/11.173 phòng học kiên cố, đạt tỷ lệ 86,25%. THCS có 5.891/6.157 phòng học kiên cố, đạt tỷ lệ 95,68%. THPT có 2.605/2.769 phòng học kiên cố, đạt tỷ lệ 94,07%. Toàn tỉnh có 1.688/2.012 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 83,89%), trong đó bậc mầm non 572/678 trường (đạt tỷ lệ 84,36%), tiểu học 543/598 trường (đạt tỷ lệ 90,8%), THCS 521/613 trường (đạt tỷ lệ 84,99%), THPT 52/99 trường (đạt tỷ lệ 52,52%). Kết quả này đã và đang tạo môi trường sư phạm cho cả giáo viên và HS thi đua dạy tốt, học tốt, góp phần nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục trong mỗi cơ sở giáo dục cũng như trong toàn ngành.

Vẫn còn nhiều bất cập

Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên hiện vẫn còn không ít trường học gặp khó khăn về phòng học, công trình phụ trợ... Hiệu trưởng Trường Mầm non Na Mèo, xã Na Mèo (Quan Sơn) Lương Thị Hằng chia sẻ: Hiện tại nhà trường đang có 1 điểm trường học chính và 3 điểm lẻ. Tuy nhiên, do điểm trường chính được xây dựng từ lâu nay đã xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu dạy và học. Do đó, từ 1 năm nay nhà trường đã phải di chuyển hơn 100 trẻ mầm non tại điểm lẻ sang học nhờ tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Na Mèo. Nhưng các phòng học này thiết kế không phù hợp, nên chưa đáp ứng nhu cầu chăm sóc, vệ sinh cá nhân của trẻ mầm non. Ngoài ra, hiện tại điểm trường lẻ ở bản Ché Lầu cũng đang trong tình trạng hư hỏng. Tại đây có 2 phòng học lắp ghép, 1 phòng xây dựng bằng tranh tre nứa, tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hiểm cho trẻ.

Theo đại diện lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Quan Sơn, tình trạng HS, nhất là trẻ mầm non, tiểu học tại các điểm lẻ trường mầm non và tiểu học Sơn Thủy, điểm lẻ trường mầm non Na Mèo... phải học trong các phòng học tạm, xuống cấp diễn ra từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa thể giải quyết được. Mặc dù hàng năm huyện đều dành một phần kinh phí đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, song do điều kiện kinh tế địa phương khó khăn nên chưa thể xóa được phòng học tạm. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng dạy và học ở các nhà trường.

Cũng trong tình trạng phòng, lớp học xuống cấp, thầy Nguyễn Hùng Linh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Phúc (Lang Chánh), cho biết: Hiện tại nhà trường có 1 điểm học chính và 4 điểm lẻ. Về cơ bản CSVC tại các điểm trường đáp ứng yêu cầu dạy và học. Riêng điểm lẻ tại khu Tân Lập hiện đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Tại đây có 3 phòng học cấp 4 xây từ năm 2005, phần mái luồng và xi măng đã mục nát, tường nền bong tróc ẩm mốc, mùa mưa nước ngập vào phòng... ảnh hướng rất lớn đến hoạt động dạy và học. Hiện nhà trường đã có văn bản đề xuất chính quyền địa phương và Phòng GD&ĐT hỗ trợ kinh phí cải tạo nâng cấp khu lẻ này.

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện còn 3.165/28.202 phòng học bán kiên cố, phòng học mượn, phòng học tạm. Những khó khăn, hạn chế nêu trên đang đòi hỏi ngành GD&ĐT, cấp ủy, chính quyền các cấp cần nỗ lực hơn nữa trong kêu gọi, huy động các nguồn lực đầu tư CSVC trường, lớp học nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, nâng cao chất lượng GD&ĐT tỉnh nhà trong giai đoạn tới.

Nguyễn Đạt

Bài 3: Chất lượng đội ngũ trước yêu cầu đổi mới.

Tin liên quan:
  • Nghị quyết số 29/NQ-TW hướng đến một nền giáo dục đổi mới và phát triển (Bài 2): Thay đổi diện mạo trường lớp
    Nghị quyết số 29/NQ-TW hướng đến một nền giáo dục đổi mới và phát triển (Bài ...

    Trong 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), nhờ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp và các ngành, sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân cùng với sự thống nhất ý chí, hành động, quyết tâm cao của ngành GD&ĐT, Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành quả quan trọng cả trong giáo dục mũi nhọn và đại trà, đặc biệt là kết quả trong các kỳ thi học sinh (HS) giỏi quốc gia, Olympic quốc tế và khu vực.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]