Ngành giáo dục và đào tạo Như Xuân tích cực chuyển đổi số
Những năm gần đây, ngành giáo dục và đào tạo huyện Như Xuân đã tích cực nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý và giảng dạy. Qua đó đã chuyển từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học tích cực, giúp thầy và trò phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động, hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
Học sinh Trường THCS Cát Tân, huyện Như Xuân trong giờ học tin học.
Trường THCS Cát Tân có 205 học sinh với 12 cán bộ, giáo viên. Những năm qua, nhà trường đã chủ động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học bằng việc xây dựng phòng máy vi tính kết nối internet, phòng học có ti vi, đồng thời, khuyến khích giáo viên soạn giáo án điện tử đưa vào giảng dạy. Đặc biệt, “đón đầu” công nghệ hiện đại, nhà trường đã sớm ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hồ sơ nhà trường, học sinh, theo dõi thời khóa biểu; thành lập các nhóm zalo gửi tin nhắn đến điện thoại di động cho phụ huynh để thông báo hoạt động của trường, của lớp cũng như kết quả học tập của học sinh... Đến nay, công tác chuyển đổi số (CĐS) trong nhà trường đã được thực hiện đồng bộ trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động. Nhà trường sử dụng hiệu quả các phần mềm, các ứng dụng phục vụ trong công tác quản lý như: Các thông tin của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh được lưu trữ đầy đủ trên hệ thống phần mềm được hỗ trợ, cơ sở dữ liệu ngành giáo dục, phần mềm kế toán, quản lý văn bản để thực hiện cho công tác thống kê, quản lý đánh giá quá trình giáo dục.
Thời gian qua, Ban Giám hiệu Trường THCS Cát Tân cũng đã sáng tạo trong việc quản lý, điều hành, triển khai hoạt động giáo dục thông qua sổ tay điện tử và đem lại hiệu quả thiết thực. Sổ tay điện tử giúp quản lý toàn bộ hồ sơ, giấy tờ, sổ sách, giáo án, kế hoạch dạy học của trường. Trong công tác chuyên môn, nội dung CĐS được giáo viên nhà trường tích cực thực hiện, như: Đẩy mạnh học hỏi, ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng giáo án điện tử, sử dụng đa dạng các phương thức truyền tải thông tin, kiến thức qua âm thanh, hình ảnh, trò chơi,... chứ không đơn thuần bằng phương pháp đọc - chép truyền thống, giúp tăng hiệu quả tiếp thu kiến thức cho các em học sinh và tạo hứng thú trong mỗi giờ học.
Đồng chí Đỗ Văn Chung, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Như Xuân, cho biết: Năm học 2023-2024, toàn huyện có 52 trường học, 780 lớp với 19.343 học sinh. Xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, ngành giáo dục huyện đã chú trọng đầu tư mua sắm máy tính, các trang thiết bị cần thiết phục vụ nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy và học tập. Hiện nay, 100% các nhà trường trên địa bàn huyện đã có đường truyền
internet tới từng lớp học; phòng học và các phòng chức năng đều được trang bị thiết bị công nghệ thông tin hỗ trợ giảng dạy, như: máy tính, máy chiếu, tivi... Đặc biệt, phần lớn các trường học đã lắp đặt hệ thống camera ở những nơi xung yếu nhằm đảm bảo công tác an ninh, an toàn trường học. Việc triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin sẽ phát huy hiệu quả tích cực, hỗ trợ đắc lực cho công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành, hoạt động chuyên môn. Năm học 2023-2024, ngành giáo dục và đào tạo huyện đã xây dựng kế hoạch “Ứng dụng công nghệ thông tin, CĐS và bảo đảm an toàn thông tin”. Trên cơ sở đó nhằm thúc đẩy đổi mới mạnh mẽ phương thức dạy và học, quản lý Nhà nước về giáo dục và quản trị nhà trường, tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả của hệ thống giáo dục. Tại tất cả các phòng máy tính phục vụ dạy và học ở các nhà trường đã được kết nối mạng internet cáp quang tốc độ cao.
Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, ngành giáo dục và đào tạo huyện Như Xuân tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên nắm được tầm quan trọng của CĐS và chung sức xây dựng văn hóa số trong giáo dục. Tập huấn, hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tới toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên trong toàn ngành nhằm hướng tới mục tiêu thực hiện thành công CĐS trong giáo dục. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng mạng đồng bộ, thiết bị công nghệ thông tin thiết thực phục vụ cho công tác dạy và học. Đồng thời, triển khai mạng xã hội giáo dục có sự kiểm soát và định hướng thống nhất, tạo môi trường số kết nối, chia sẻ giữa cơ quan quản lý giáo dục, nhà trường, gia đình, giáo viên và học sinh.
Bài và ảnh: Minh Hiếu
- 2024-11-17 15:06:00
Trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú năm 2024
- 2024-11-17 11:37:00
Trường THPT Hậu Lộc 3 kỷ niệm 20 năm thành lập và Đón Bằng công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1
- 2024-02-04 16:41:00
Thọ Xuân tổ chức Tết khuyến học Giáp Thìn 2024
Xây dựng “Trường học hạnh phúc” gắn với các hoạt động thực tế ở ngành giáo dục TP Thanh Hóa
Hậu Lộc nỗ lực xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia
Trường Đại học Hồng Đức không ngừng đổi mới, hội nhập, vững vàng đi tới
Vĩnh Lộc: Tuyên dương, khen thưởng học sinh và giáo viên có học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2023-2024
Ocean Edu 17 năm - hành trình giúp triệu người Việt giỏi tiếng Anh
Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành cùng phối hợp phòng chống bạo lực học đường
Nâng cao chất lượng dạy và học qua các phong trào thi đua
Như Xuân: Khen thưởng giáo viên, học sinh có thành tích trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2023-2024
Nỗ lực vượt khó ở ngôi trường vùng biên