(Baothanhhoa.vn) - Nối tiếp những phát biểu cáo buộc Trung Quốc đang có kế hoạch cung cấp vũ khí sát thương cho Nga trong chiến sự Nga - Ukraine, phát biểu tại thủ đô Uzbekistan ngày 1-3, Ngoại trưởng Mỹ - Antony Blinken cho biết rằng ông không có kế hoạch gặp ngoại trưởng của Nga hay của Trung Quốc trong cuộc họp Nhóm 20 (G20) tại New Delhi.

Mỹ cáo buộc Trung Quốc cung cấp vũ khí sát thương cho Nga

Nối tiếp những phát biểu cáo buộc Trung Quốc đang có kế hoạch cung cấp vũ khí sát thương cho Nga trong chiến sự Nga - Ukraine, phát biểu tại thủ đô Uzbekistan ngày 1-3, Ngoại trưởng Mỹ - Antony Blinken cho biết rằng ông không có kế hoạch gặp ngoại trưởng của Nga hay của Trung Quốc trong cuộc họp Nhóm 20 (G20) tại New Delhi.

Mỹ cáo buộc Trung Quốc cung cấp vũ khí sát thương cho Nga

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (Ảnh: Reuters).

Trước đó, Mỹ và NATO liên tục đưa các cáo buộc rằng Trung Quốc đang có kế hoạch đưa vũ khí hạng nặng vào Nga chứ không đơn giản chỉ thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính và mua dầu của Nga. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 19-2 nói rằng Trung Quốc có thể đang xem xét cung cấp “từ đạn dược đến vũ khí” nhằm hỗ trợ Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine. Ông đưa cảnh báo rằng mọi động thái cung cấp vũ khí cho Moskva đều sẽ “gây ra vấn đề nghiêm trọng”.

Trung Quốc sau đó đã bác bỏ cáo buộc này. Song, ngày 23-2 Tổng thư ký NATO Stoltenberg cho biết liên minh phát hiện dấu hiệu Trung Quốc xem xét cấp vũ khí cho Nga và cảnh báo Bắc Kinh không làm như vậy.

Mỹ cáo buộc Trung Quốc cung cấp vũ khí sát thương cho Nga

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đưa ra cảnh báo với Trung Quốc về việc cung cấp vũ khí cho Nga (Ảnh: Reuters).

“Chúng tôi chưa thấy bất kỳ nguồn viện trợ vũ khí nào từ Trung Quốc sang Nga, nhưng chúng tôi đã thấy những dấu hiệu họ đang xem xét và có thể đang lên kế hoạch cho việc đó”, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói. Tuy nhiên, không nêu rõ những dấu hiệu mà liên minh đã ghi nhận được là gì.

Chính quyền Biden nhiều lần xem xét công bố các thông tin tình báo cho thấy Trung Quốc cân nhắc chuyển vũ khí hạng nặng hỗ trợ Nga ở Ukraine. Các quan chức Mỹ và châu Âu cho biết Bắc Kinh tuy không nhất thiết cung cấp vũ khí tiên tiến, nhưng có khả năng hỗ trợ những gì lực lượng Nga đang thiếu trên chiến trường Ukraine, như đạn pháo, hoặc những mặt hàng không thể tự sản xuất do lệnh trừng phạt, như thiết bị điện tử. Vasily Kashin, chuyên gia về Trung Quốc và là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Toàn diện về châu Âu và Quốc tế tại Trường Kinh tế Cao cấp ở Moskva, cho biết: “Đó chủ yếu là vấn đề về năng lực sản xuất. Và xét năng lực sản xuất, nhất là về vũ khí bộ binh, Trung Quốc có thể mạnh hơn Nga và toàn bộ NATO cộng lại”.

Mỹ cáo buộc Trung Quốc cung cấp vũ khí sát thương cho Nga

Lính Ukraine học sử dụng tên lửa vác vai do Mỹ cung cấp trong diễn tập ở căn cứ gần Yavorov (Ảnh: Reuters).

Trước những cáo buộc từ Mỹ và NATO, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Uông Văn Bân khẳng định: “Một thực tế rõ ràng là các thành viên NATO, trong đó có Mỹ, là nguồn cung vũ khí lớn nhất cho chiến trường Ukraine, vậy mà họ vẫn cáo buộc rằng Trung Quốc có thể chuyển vũ khí cho Nga”, ông Uông nói. “Thứ gọi là “tin tình báo” đó chỉ là sự suy đoán và bôi nhọ nhằm vào Trung Quốc”.

Người phát ngôn Liên minh châu Âu (EU) Nabila Massrali trong khi đó cho biết châu Âu chưa thấy bằng chứng về động thái này. Lãnh đạo tình báo Ukraine cũng nói rằng không phát hiện dấu hiệu cho thấy Trung Quốc lên kế hoạch hay thảo luận về chuyển vũ khí cho Nga. “Tôi không đồng tình với quan điểm cho rằng Trung Quốc đang xem xét cung cấp vũ khí cho Nga. Hiện tôi không nghĩ Trung Quốc sẽ làm vậy. Tôi thậm chí không phát hiện dấu hiệu nào cho thấy việc này đang được thảo luận”, thiếu tướng Kyrylo Budanov, tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Quân đội Ukraine, trả lời phỏng vấn hôm 27-2.

Mỹ cáo buộc Trung Quốc cung cấp vũ khí sát thương cho Nga

Binh sĩ Ukraine khai hỏa lựu pháo về phía binh sĩ Nga gần thị trấn tiền tuyến Bakhmut ngày 24-2 (Ảnh: Reuters).

Sau những lời đáp trả từ phía Trung Quốc, ngày 24-2 vừa qua, Trung Quốc tiếp tục công bố chính sách 12 điểm về xung đột Ukraine. Đó là tài liệu về chính sách với xung đột Ukraine, kêu gọi Moskva và Kiev nối lại đàm phán và phản đối sử dụng vũ khí hạt nhân. “Tất cả các bên cần hỗ trợ Nga và Ukraine hợp tác cùng chí hướng, nối lại đối thoại trực tiếp càng sớm càng tốt. Đàm phán là phương án khả thi duy nhất nhằm giải quyết khủng hoảng”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong tài liệu 12 điểm.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này tôn trọng chủ quyền của mọi quốc gia và “an ninh một nước không thể đánh đổi bằng an ninh của quốc gia khác”. Dù phương Tây nhiều lần gây sức ép để Bắc Kinh sử dụng ảnh hưởng của mình hối thúc Moskva chấm dứt chiến sự, Trung Quốc vẫn đưa quan điểm ủng hộ giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột, song khẳng định quan hệ tốt đẹp với Nga. Đồng thời, Bắc Kinh bày tỏ quan ngại việc vũ khí hạng nặng liên tục đổ vào chiến trường Ukraine, cho rằng một số quốc gia không chân thành thúc đẩy đàm phán.

Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng để Trung Quốc đứng ra làm trung gian cho cuộc chiến Ukraine là không hợp lý. “Tổng thống Nga Vladimir Putin đang hoan nghênh kế hoạch đó, vậy làm sao nó có thể tốt được?”. Ông chủ nhà Trắng cho hay, “Tôi không thấy kế hoạch đó có lợi cho bất kỳ ai khác ngoài Nga”. Trong khi đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho rằng Trung Quốc không đủ tin cậy để đứng ra làm bên kiến tạo hòa bình cho xung đột Ukraine. Việc Trung Quốc đã ký kết hiệp ước hữu nghị không giới hạn với Nga ngay trước khi chiến sự bùng phát cho thấy lập trường của Trung Quốc về cuộc chiến không đủ trung lập.

Thời điểm này, Mỹ đang xem xét và sẵn sàng đưa ra lệnh trừng phạt nếu Trung Quốc cấp vũ khí cho Nga. Ngoại trưởng Mỹ Blinken phát biểu tại Kazakhstan ngày 28-2 rằng nước này sẽ không ngần ngại áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những công ty và cá nhân Trung Quốc nếu họ vi phạm lệnh trừng phạt chống Nga hoặc tham gia hỗ trợ nỗ lực quân sự của Nga theo bất kỳ cách nào.

Hoàng Sơn (Theo Reuters)


Hoàng Sơn (Theo Reuters)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]