(Baothanhhoa.vn) - Vào tháng 1 năm nay, cả Washington dường như tập trung vào câu hỏi liệu Mỹ và châu Âu có gửi xe tăng tới Ukraine hay không? Họ có nên gửi không? Tại sao họ không nên làm vậy? Hành động đó có quá mạo hiểm không? Tại sao mất nhiều thời gian như thế?

Mỹ bất chấp rủi ro, liên tục vượt “lằn ranh đỏ” của Nga

Vào tháng 1 năm nay, cả Washington dường như tập trung vào câu hỏi liệu Mỹ và châu Âu có gửi xe tăng tới Ukraine hay không? Họ có nên gửi không? Tại sao họ không nên làm vậy? Hành động đó có quá mạo hiểm không? Tại sao mất nhiều thời gian như thế?

Mỹ bất chấp rủi ro, liên tục vượt “lằn ranh đỏ” của Nga

Binh lính Ukraine lái xe chiến đấu bộ binh BMP-2 ở khu vực Donetsk ngày 8/2/2023. Ảnh: Reuters

Cuối tháng 1, Mỹ quyết định gửi xe tăng Abrams tiên tiến và Đức đồng ý gửi Leopard cho Ukraine. Động thái này đã mở đường cho các đồng minh châu Âu khác gửi xe quân sự cho Kiev. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Biden cho đến nay vẫn đi theo một lộ trình cẩn trọng.

Mối quan tâm chính của Mỹ trong cuộc xung đột ở Ukraine là ngăn chặn việc sử dụng hạt nhân và tránh một cuộc chiến trực diện giữa NATO và Nga. Việc chính quyền Tổng thống Biden cẩn trọng trong những quyết định gửi cho Ukraine một số vũ khí nhất định đã cho thấy cách tiếp cận của Mỹ về vấn đề này.

Mỹ bất chấp rủi ro, liên tục vượt “lằn ranh đỏ” của Nga

Xe tăng M1A1 của Mỹ trong một cuộc tập trận tại Latvia năm 2021. Ảnh: Reuters

Tháng 5 vừa qua, quyết định của Tổng thống Biden về việc giúp Ukraine nhận máy bay chiến đấu F-16 tiếp tục đánh dấu một lần nữa Mỹ vượt qua “lằn ranh đỏ” do Tổng thống Vladimir Putin đặt ra. Ông chủ Điện Kremlin đã tuyên bố, việc Mỹ chuyển giao tiêm kích F-16 cho Ukraine tạo nguy cơ đẩy Washington và Moscow vào cuộc chiến trực diện.

Bất chấp những cảnh báo của nhà lãnh đạo Nga về cuộc chiến trực diện, Mỹ vẫn tiếp tục hỗ trợ để mở rộng kho vũ khí của Ukraine.

Nguyên nhân Mỹ liên tục “vượt lằn ranh đỏ”

Giới phân tích cho rằng lý do chính khiến chính quyền Tổng thống Biden sẵn sàng thách thức “lằn ranh đỏ” của Nga xuất phát từ việc Moscow chưa từng thực hiện những lời đe dọa trừng phạt nhằm vào phương Tây vì cung cấp vũ khí cho Ukraine. Sự chần chừ của Nga khiến các nhà lãnh đạo Mỹ và châu Âu tin rằng họ có thể tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine mà không phải chịu hậu quả nghiêm trọng.

Mỹ bất chấp rủi ro, liên tục vượt “lằn ranh đỏ” của Nga

Máy bay tiêm kích F-16. Ảnh: Không quân Mỹ.

Các quan chức Mỹ cho rằng, khi quyết định cung cấp bất kỳ hệ thống vũ khí mới nào cho Ukraine, họ tập trung vào 4 yếu tố chính.“Họ (Ukraine) có cần vũ khí đó không? Họ có thể sử dụng vũ khí đó không? Mỹ có vũ khí đó không? Phản ứng của Nga sẽ như thế nào?”, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.

Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan cũng cho rằng, lợi ích của việc cung cấp thêm vũ khí sát thương cho Ukraine sẽ lớn hơn nguy cơ leo thang xung đột. Do vậy, Mỹ vẫn tích cực làm việc với các đồng minh châu Âu về việc cung cấp tiêm kích F-16 cho Ukraine

Rủi ro lớn khi thách thức một cường quốc hạt nhân

Kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự tại Ukraine, Tổng thống Putin đã cảnh báo rằng bất kỳ quốc gia nào cố gắng “cản trở” lực lượng Nga “cần biết rằng Nga sẽ phản ứng ngay lập tức và dẫn đến những hậu quả mà họ chưa từng thấy trong lịch sử”.

Khi cuộc chiến tiếp tục kéo dài, những cảnh báo của Nga ngày càng trở nên cứng rắn hơn. “Nếu Nga cảm thấy sự toàn vẹn lãnh thổ của mình bị đe dọa, chúng tôi sẽ sử dụng tất cả các biện pháp phòng thủ mà chúng tôi có, và đây không phải là một trò đùa”, ông Putin tuyên bố vào tháng 9 năm 2022.

Mỹ bất chấp rủi ro, liên tục vượt “lằn ranh đỏ” của Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: AP)

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cũng từng nhấn mạnh: “Việc một cường quốc hạt nhân thất bại trong một cuộc chiến thông thường có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh hạt nhân”.

Thực tế cho thấy Nga đã có một số động thái đáp trả Mỹ, như đình chỉ tham gia vào hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân quan trọng New START, kết án tù phóng viên Evan Gershkovich của báo Wall Street Journal và ngôi sao bóng rổ Mỹ Brittney Griner.

Tuy vậy, Moscow không có động thái tấn công quân sự nào nhằm vào Washington hoặc các đồng minh của Mỹ.

Giới quan sát thế giới cho rằng, việc chính quyền Tổng thống Biden sẵn sàng vượt qua lằn ranh đỏ của Nga rõ ràng đã củng cố khả năng phòng vệ và giành lại các vùng lãnh thổ của Ukraine ở miền Đông và miền Nam.

Tuy nhiên, câu hỏi lớn hiện nay là liệu Nga có tiếp tục cho phép phương Tây qua mặt, thách thức các lằn ranh đỏ của Moscow mà không phải chịu hậu quả nào hay không?

Theo ông Jeremy Shapiro, giám đốc nghiên cứu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu, chính quyền Tổng thống Biden đã đưa ra quyết định đúng đắn về những loại vũ khí sẽ gửi cho Ukraine trong mỗi giai đoạn của cuộc chiến.

Nhưng điều này vẫn tiềm ẩn nguy cơ sa lầy. Một câu hỏi đặt ra là liệu chính quyền Tổng thống Biden có hoàn toàn kiểm soát được tình hình hay không, bởi ngay sau khi Mỹ thông báo gửi một hệ thống vũ khí tiên tiến mới, các cuộc tranh luận ngay lập tức nổ ra về những hệ thống tiếp theo được viện trợ.

Hoàng Sơn

(Theo Washington Post, Reuters, New York Times)


Hoàng Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]