Mường Lát trồng rừng phủ xanh đồi trọc, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc
Ngược lên huyện Mường Lát thăm các xã: Trung Lý, Nhi Sơn, Pù Nhi..., những cánh rừng trồng đang mùa sinh trưởng, xanh thẫm. Nhờ công sức của con người, màu xanh của sự sống, bình yên nơi vùng cao Mường Lát đang vươn xa... Nhiều người dân tham gia trồng rừng cho biết: Trước đây, sau Tết cổ truyền là đến mùa đi rẫy của bà con trong bản. Mọi người thường đốt nương rẫy để trồng lúa, ngô chứ chưa biết trồng rừng.
Rừng sản xuất trồng tại thị trấn Mường Lát.
Trong các năm gần đây, Nhà nước cấp cây giống, gạo; các cán bộ của Hạt Kiểm lâm huyện Mường Lát, Ban Quản lý rừng phòng hộ (QLRPH) Mường Lát... về bản hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng (BVR) nên bà con phấn khởi, tích cực trồng rừng. Người dân và chủ rừng đề nghị tỉnh tiếp tục quan tâm, giao sớm kế hoạch trồng rừng hằng năm, từ đầu năm để các đơn vị chủ động sản xuất cây giống; chuẩn bị các điều kiện tổ chức trồng rừng vào chính vụ, thời tiết thuận lợi có mưa nhiều, tỷ lệ cây sống cao, góp phần cho rừng trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
Những tháng vừa qua, huyện Mường Lát đã và đang triển khai thực hiện kế hoạch trồng mới 400ha rừng trong năm 2024, trong đó có 295ha rừng sản xuất, 105ha rừng phòng hộ. Hiện nay, toàn huyện đã trồng mới được hơn 200ha rừng sản xuất, hơn 100ha rừng phòng hộ; phấn đấu đến 30/8/2024 hoàn thành kế hoạch trồng rừng năm 2024.
Để nâng cao hiệu quả trồng rừng, nét mới năm nay các đơn vị, người dân trên địa bàn mở rộng diện tích trồng lát hoa, trẩu, bồ đề, tếch, quế, măng tre bát độ... Riêng trẩu và bồ đề là 2 loài cây mà Hạt Kiểm lâm huyện Mường Lát phối hợp với Ban QLRPH Mường Lát lựa chọn cây mẹ bản địa, thu gom giống, gieo ươm thành công; đang cấp cây giống cho Nhân dân trồng khảo nghiệm.
Hạt Kiểm lâm huyện Mường Lát đã phối hợp với các đơn vị liên quan, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể trên địa bàn chỉ đạo các chủ vườn ươm sản xuất và chăm sóc cây giống lâm nghiệp đúng quy trình kỹ thuật, cung cấp đủ cây giống cho bà con trồng rừng. Tuyên truyền nâng cao ý thức của đồng bào các dân tộc trên địa bàn chủ động BVR; trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc, tích cực trồng rừng trên đất nương rẫy trồng lúa nương, ngô, sắn của gia đình, góp phần tạo việc làm tại chỗ, xóa đói, giảm nghèo bền vững cho người dân. Vận động các hộ dân chủ động đăng ký diện tích trồng mới rừng. Đồng thời, công tác thiết kế kỹ thuật các công trình lâm sinh; chuẩn bị tốt hiện trường như: phát dọn thực bì, đào hố, lấp hố,... đã được các đơn vị tập trung chỉ đạo thực hiện đúng yêu cầu. UBND huyện Mường Lát đã quan tâm, kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ cây giống, vật tư giúp Nhân dân trồng rừng. Riêng nguồn vốn xã hội hóa, Nhân dân huyện Mường Lát đã trồng được 106ha giang, 20ha trẩu.
Đồng bào tham gia các dự án trồng và BVR đã được cán bộ các đơn vị chức năng tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, BVR gắn với sản xuất, kinh doanh nghề rừng hiệu quả. Trước mắt, các hộ dân được Nhà nước hỗ trợ tiền mua cây giống, công trồng và chăm sóc rừng; hỗ trợ gạo ăn. Về lâu dài, người dân trồng rừng được hưởng 100% giá trị rừng cây do gia đình trồng rừng sản xuất. Nhiều hộ gia đình nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp đã xây dựng được trang trại tổng hợp, tổ chức trồng rừng sản xuất, BVR và chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới tán rừng, tạo thêm việc làm tại chỗ, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống, thúc đẩy chương trình XDNTM trong vùng.
Kết quả, bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh, từ năm 2016 đến hết tháng 7/2024, huyện Mường Lát đã trồng mới 2.105ha rừng, trong đó có 1.810ha rừng sản xuất. Toàn bộ diện tích rừng hiện có của Mường Lát đã được quản lý, bảo vệ an toàn, không xảy ra các vụ chặt phá rừng, cháy rừng. An ninh rừng trong vùng ban quản lý được giữ vững, độ che phủ của rừng trên địa bàn Mường Lát đạt 77,47%. Diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt đã và đang được phục hồi, phát triển ổn định. Tài nguyên rừng đầu nguồn sông Mã được quản lý, bảo vệ bền vững không những phát huy tốt tính năng phòng hộ, bảo vệ tính đa dạng sinh học, tạo cảnh quan môi trường mà còn tạo nguồn sinh thủy cho đầu nguồn sông Mã, giữ nước, bảo vệ các công trình thủy lợi,... Rừng sản xuất Mường Lát ngày càng lan rộng, đất trống, đồi núi trọc được phủ xanh cho thấy những chuyển biến trong nhận thức của đồng bào các dân tộc về lợi ích của trồng rừng gỗ lớn, đa tác dụng, có giá trị kinh tế đối với cuộc sống gia đình và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Bài và ảnh: Thu Hòa
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:12:00
Nhiều giải pháp chống ùn tắc giao thông ở TP Thanh Hóa
-
2024-11-21 14:18:00
Như Thanh nỗ lực chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số
-
2024-07-27 14:45:00
Phát huy sức trẻ, khơi dậy khát vọng cống hiến
Hội LHPN Thọ Xuân với phong trào chống bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em
Lasuco dâng hương tưởng niệm Mẹ Việt Nam Anh hùng và các Anh hùng liệt sĩ
Đẩy mạnh truyền thông thay đổi hành vi về dân số và phát triển
Công ty Điện lực Thanh Hóa tri ân các Anh hùng liệt sĩ
Hành trình hàng nghìn “chiến sĩ” mùa hè xanh mang ánh sáng đến vùng cao
TYM Chi nhánh Thanh Hóa tặng quà tri ân Mẹ Việt Nam Anh hùng và các gia đình thương binh, liệt sỹ
Những người Mẹ Việt Nam Anh hùng
Người thương binh nặng vượt lên gian khó
Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn nhiều hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024)