Một năm ấn tượng của ngành văn hóa, thể thao và du lịch
Năm 2023, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động tiêu cực của tình hình kinh tế - chính trị thế giới và trong nước, song với sự nỗ lực, sáng tạo, ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VHTT&DL) đã triển khai quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ đề ra và đạt được nhiều kết quả nổi bật trên mọi lĩnh vực VHTT&DL và gia đình.
Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn năm 2023. Ảnh: Thùy Linh
Điểm nổi bật trong năm 2023 của lĩnh vực văn hóa xứ Thanh chính là có thêm 7 di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nâng tổng số di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận trên địa bàn tỉnh lên 21 di sản. Việc xếp hạng các di sản, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã củng cố và làm dày thêm kho tàng di sản văn hóa xứ Thanh và khẳng định truyền thống văn hóa, lịch sử của vùng đất địa linh nhân kiệt.
Cùng với đó, nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc, giữ gìn nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc được tổ chức, thu hút đông đảo Nhân dân và du khách tham gia. Đồng thời, ngành VHTT&DL đã hoàn thành hàng loạt các nhiệm vụ như, khai quật 4 cổng thành của Di sản Thành Nhà Hồ; tổ chức thành công hội nghị công bố và thống nhất nguồn tư liệu về lễ tế và hội thảo khoa học lần 1 Đề án Phục hồi lễ tế Nam Giao, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa...
Đặc biệt, trong năm Sở VHTT&DL đã ban hành công văn hướng dẫn thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, lễ hội tại di tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Hướng dẫn số 5336/HD-SVHTTDL ngày 20/10/2023 về trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Những văn bản này đã góp phần làm rõ trách nhiệm của các đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong việc bảo tồn, phục hồi di tích trên địa bàn tỉnh.
Khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2023. Ảnh: Thùy Linh
Xác định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển, ngành VHTT&DL luôn chú trọng nâng cao chất lượng văn hóa cơ sở. Nhờ đó, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển sâu, rộng, thực chất. Năm 2023, có 84,9% hộ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa; 85,4% thôn, bản, tổ dân phố được công nhận khu dân cư văn hóa. Các hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng, văn hóa dân tộc, nghệ thuật biểu diễn, chiếu phim, triển lãm, thư viện, bảo tàng, nghiên cứu biên soạn lịch sử, công tác gia đình được duy trì và thực hiện hiệu quả.
Năm 2023, cũng là năm tỉnh Thanh Hóa đạt được nhiều thành tích nổi bật về thể thao như, tổ chức thành lập các đoàn tham gia thi đấu các giải quốc gia, quốc tế; với sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, sự ủng hộ của Nhân dân và sự nỗ lực rất lớn của các HLV, VĐV, thể thao thành tích cao tỉnh Thanh Hóa năm 2023 đã đạt được rất nhiều thành tích xuất sắc, các vận động viên thể thao Thanh Hóa thi đấu 121 giải đạt 799 huy chương các loại (238 HCV, 220 HCB, 341 HCĐ) vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao (799/450), trong đó có 17 huy chương tại Sea Games 32 (7 HCV, 5 HCB, 5 HCĐ); tại Á vận hội lần thứ 19 (ASIAD 19) tổ chức tại Trung Quốc, vận động viên taekwondo Phạm Ngọc Châm đã xuất sắc giành HCĐ ở nội dung đối kháng hỗn hợp...
Với sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt và quyết tâm cao trong thực hiện các nhiệm vụ, nên lĩnh vực du lịch Thanh Hóa trong năm 2023 cũng gặt hái được nhiều thành quả. Ngay từ đầu năm, sở đã ban hành danh mục hơn 70 sự kiện VHTT&DL năm 2023 trên địa bàn tỉnh; hoạt động quảng bá, xúc tiến, liên kết phát triển du lịch, kết nối tour, tuyến giữa các địa phương trong tỉnh và với các tỉnh, thành phố trong cả nước được triển khai hiệu quả; tổ chức các hội nghị liên kết, hợp tác phát triển du lịch, kết nối tour, tuyến du lịch giữa tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố năm 2023 như với TP Hồ Chí Minh, các tỉnh Bắc Trung bộ, các tỉnh Nam bộ, các tỉnh Tây Bắc.
Về chỉ tiêu khách và tổng thu từ khách du lịch ước thực hiện năm 2023 đạt 12.420.000 lượt khách, tăng 12,5% so với năm 2022, trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 615.200 lượt khách, tăng gấp 2,4 lần so với năm 2022. Tổng thu du lịch ước đạt 24.500 tỷ đồng, tăng 22,1% so với năm 2022. Đặc biệt, năm 2023, nhiều sản phẩm dịch vụ du lịch biển mới được đưa vào khai thác và nhiều dự án du lịch lớn đã và đang được triển khai đã góp phần tăng tính cạnh tranh và sức hấp dẫn cho các sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh.
Năm 2023 khép lại đã đánh dấu sự nỗ lực vượt lên thách thức và cả những dấu ấn nổi bật của ngành VHTT&DL. Những thành quả đó sẽ là cơ sở để ngành tiếp tục đổi mới và khẳng định vai trò quan trọng của VHTT&DL đối với sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Phạm Nguyên Hồng
Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
{name} - {time}
-
2024-12-15 13:34:00
Lịch sử thú vị về lá quốc kỳ có hình dáng “kỳ lạ” nhất trên thế giới
-
2024-12-15 13:30:00
Nhà sáng lập thương hiệu thời trang Mango tử nạn
-
2024-02-08 12:16:00
Những điểm check-in không thể bỏ qua dịp Tết Giáp Thìn 2024
Tục dọn dẹp nhà cửa “tống cựu nghênh tân”
Về Na Kha - Mùa xuân đắm chìm cùng không gian Thái
[Podcast] Tản văn: Chuyện của đào
Bỏ túi top trải nghiệm từ Bắc chí Nam dịp Tết Giáp Thìn
Tây Ninh sẽ bắn pháo hoa mừng Hội xuân núi Bà năm Giáp Thìn vào mùng 4 Tết
Cận cảnh tôn tượng Bồ Tát Di Lặc lớn bậc nhất thế giới trên núi Bà Đen, Tây Ninh
Giai phẩm xuân
Xuân xưa trong ký ức thi ca...
Để các lễ hội mùa xuân diễn ra an toàn, lành mạnh