(Baothanhhoa.vn) - Trong cái se lạnh của tiết trời miền Tây, bên mái nhà sàn, thưởng thức món thịt trâu gác bếp, ngọt thơm của thịt trâu xen lẫn mùi khói bếp, cay cay của mắc khén là hương vị khó quên mỗi khi đến với Pù Luông (Bá Thước).

Lên Pù Luông thưởng thức đặc sản thịt trâu gác bếp

Trong cái se lạnh của tiết trời miền Tây, bên mái nhà sàn, thưởng thức món thịt trâu gác bếp, ngọt thơm của thịt trâu xen lẫn mùi khói bếp, cay cay của mắc khén là hương vị khó quên mỗi khi đến với Pù Luông (Bá Thước).

Lên Pù Luông thưởng thức đặc sản thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản mà du khách không thể bỏ qua khi đến khám phá khu bảo tồn thiên Pù Luông (Bá Thước). Ảnh: Thanh Nhàn

Có dịp được lên huyện Bá Thước, chúng tôi được bà con dân tộc Thái nơi đây giới thiệu về món thịt trâu gác bếp. Thịt trâu gác bếp là một trong những món ăn đặc sản của bà con dân tộc Thái ở một số huyện miền Tây Thanh Hóa như Quan Hóa, Bá Thước....Thịt trâu gác bếp hay còn gọi là thịt trâu khô, thịt trâu hun khói hoặc thịt trâu sấy, được bà con được làm nhiều nhất vào dịp đầu năm để đón tết và tiếp khách cho đến hết tháng giêng và dự trữ để sử dụng trong năm.

Lên Pù Luông thưởng thức đặc sản thịt trâu gác bếp

Thịt trâu làm sạch, thái miếng dọc thớ rộng rồi dần cho thật mềm ướp với muối, gừng, ớt, mắc khén giã nhỏ trộn đều, ướp thịt trâu với hỗn hợp gia vị đó sao cho vừa đủ.

Đối với bà con dân tộc Thái ở Bá Thước, thịt trâu chính là món ăn truyền thống. Trước đây, bà con làm để dữ trữ sử dụng quanh năm, nhưng hiện nay chính là đặc sản được giới thiệu cho du khách tại các điểm du lịch của huyện, đặc biệt là khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, chợ phố Đoàn (Lũng Niêm) và được du khách yêu thích.

Lên Pù Luông thưởng thức đặc sản thịt trâu gác bếp

Thịt trâu được sấy chín từ từ khoảng 3 ngày, khi ăn sẽ không quá dai và giữ được vị ngọt tự nhiên.

Thịt trâu gác bếp ngon nhất được quyết bởi nhiều yếu tố trong đó phải lựa chọn được những con trâu chăn thả trên các vùng đồi núi. Thịt trâu càng săn chắc thì càng dai ngon và thơm hơn. Vào dịp nhà mổ trâu, bà con chọn loại thịt bắp ngon, không gân, thật tươi để làm thịt trâu gác bếp. Những gia vị đi kèm không thể thiếu trong chế biến thịt trâu khô là ớt, gừng, mắc khén, muối.

Thịt trâu làm sạch, thái miếng dọc thớ rộng rồi dần cho thật mềm ướp với muối. Gừng, ớt, mắc khén giã nhỏ trộn đều, ướp thịt trâu với hỗn hợp gia vị đó sao cho vừa đủ. Thời gian ướp khoảng 2 - 3 tiếng, sau đó lấy que xiên và sấy trên than củi. Thịt trâu được sấy chín từ từ khoảng 3 ngày, khi ăn sẽ không quá dai và giữ được vị ngọt tự nhiên. Thịt trâu gác bếp ngon nhất là thanh thịt bên ngoài khô nhưng bên trong ngọt mềm và vẫn giữ nguyên mùi vị đặc trưng, khi ăn có vị ngọt tươi quện với vị cay nồng của mắc khén phảng phất mùi khói thơm của than củi, tạo nên sức hấp dẫn cho đặc sản vùng cao này.

Lên Pù Luông thưởng thức đặc sản thịt trâu gác bếp

Trong cái se lạnh của tiết trời miền Tây, thưởng thức món thịt trâu gác bếp, ngọt thơm của thịt trâu xen lẫn mùi khói bếp, cay cay của mắc khén là hương vị khó quên mỗi khi đến với Pù Luông (Bá Thước). Ảnh: Thanh Nhàn

Thịt trâu sau khi được sấy khô có thể treo trên gác bếp hoặc đóng túi hút chân không và bỏ ngăn mát tủ lạnh sử dụng trong thời gian ngắn hoặc bỏ ngăn đông nếu chưa sử dụng ngay. Thịt trâu gác bếp có thể trữ được 1 năm. Khi ăn thịt trâu đem ra nướng lại hoặc hấp cách thủy, xào, nộm…tùy nhu cầu sử dụng.

Lên Pù Luông thưởng thức đặc sản thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp được bày bán cùng một số đặc sản khác của huyện Bá Thước tại chợ phố Đoàn (Lũng Niêm).

Đến với Bá Thước, ngoài thời gian khám phá khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, du khách có thể du lịch chợ phố Đoàn (Lũng Niêm), thưởng thức những món đặc sản vùng cao Bá Thước, trong đó có thịt trâu gác bếp ngon tuyệt nhé.

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]