(Baothanhhoa.vn) - Với lợi thế “gần dân, sát dân” và với sự nhiệt tình, trách nhiệm, các tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ) đã và đang phát huy khá tốt vai trò trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó, giúp người dân tương tác với chính quyền dễ dàng hơn và góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS) từ cơ sở.

Mắt xích thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số”

Với lợi thế “gần dân, sát dân” và với sự nhiệt tình, trách nhiệm, các tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ) đã và đang phát huy khá tốt vai trò trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó, giúp người dân tương tác với chính quyền dễ dàng hơn và góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS) từ cơ sở.

Mắt xích thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số”

Thành viên tổ CNSCĐ xã Thiệu Quang (Thiệu Hóa) hướng dẫn người dân cập nhật kỹ năng số.

Từ khi thành lập đến nay, tổ CNSCĐ khu phố 4, phường Lam Sơn (thị xã Bỉm Sơn) đã giúp bà con Nhân dân thay đổi nhận thức, thói quen sử dụng công nghệ trong công việc cũng như đời sống hằng ngày. Tổ trưởng tổ CNSCĐ khu phố 4 Vũ Đình Kịp cho biết: “Các thành viên của tổ CNSCĐ “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để hướng dẫn người dân cài đặt, nắm bắt kỹ năng sử dụng các nền tảng số, ứng dụng số cơ bản trên điện thoại thông minh; thành lập các nhóm zalo cộng đồng để trao đổi, tuyên truyền, hướng dẫn người dân CĐS tại địa bàn khu dân cư. Trực tiếp hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến, mở tài khoản thanh toán điện tử, cũng như hỗ trợ hộ Nhân dân mua bán hàng hóa trên sàn thương mại điện tử. Hoạt động của tổ CNSCĐ khu phố 4 đã và đang góp phần thúc đẩy mạnh mẽ CĐS tại cơ sở. Hiện, 100% dân số trưởng thành trong khu phố đã cài đặt, nắm bắt kỹ năng sử dụng các nền tảng số, ứng dụng số cơ bản trên điện thoại thông minh; 50,3% dân số trưởng thành đã cài chữ ký số cá nhân”.

Thanh Hóa hiện có 4.351 tổ CNSCĐ với 15.995 thành viên (100% thôn, bản, tổ dân phố đã có tổ CNSCĐ). Mỗi tổ có từ 3 - 9 thành viên với lực lượng nòng cốt là bí thư chi bộ cấp thôn; tổ trưởng tổ dân phố; đoàn thanh niên; doanh nghiệp viễn thông... Thời gian qua, các tổ CNSCĐ trên địa bàn tỉnh đã tham gia thực hiện có hiệu quả các mô hình CĐS như: mô hình “3 không”, “Chợ không dùng tiền mặt”, “Thôn thông minh”, “Làng số”, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử gắn với truy xuất nguồn gốc và thanh toán không dùng tiền mặt... Một số địa phương đã đa dạng hóa nội dung sinh hoạt tổ dân phố, thôn, bản ở nhà văn hóa bằng các buổi sinh hoạt chia sẻ, giới thiệu về kinh nghiệm sử dụng các nền tảng số, dịch vụ số; tuyên truyền về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước... Bên cạnh đó, tổ CNSCĐ còn tuyên truyền, vận động các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh, bà con xa quê đóng góp lắp đặt hệ thống camera an ninh thôn, xóm; hiến đất làm đường giao thông...

Nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về thực hành các kỹ năng số trong tiến trình CĐS quốc gia, ngày 21/3/2025 Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và CĐS đã ban hành Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”. Kế hoạch nhằm phổ cập tri thức cơ bản về CĐS, kỹ năng số cho người dân với tinh thần cách mạng, toàn dân, toàn diện, không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình CĐS để mọi người dân đều được trang bị kiến thức, kỹ năng số cần thiết để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày. Phong trào được triển khai toàn diện, sâu rộng đến tận thôn bản, tổ dân phố, tạo nên cuộc vận động toàn dân thi đua học tập, rèn luyện kỹ năng số, tích cực tham gia vào tiến trình CĐS, giúp người dân kết nối, tương tác và phát triển kỹ năng số để sử dụng các nền tảng, dịch vụ số, hình thành thói quen và văn hóa trong môi trường số.

Triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào. Trong đó, phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động của các tổ CNSCĐ hướng dẫn nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng số thiết yếu cho người dân, đặc biệt là người cao tuổi, người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, giúp người dân được tiếp cận, phổ cập kỹ năng cơ bản về CĐS và tận dụng công nghệ trong cuộc sống, nâng cao năng suất lao động, tạo cơ hội việc làm mới và hình thành cộng đồng thích ứng với CĐS...

Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Nguyễn Văn Tước cho biết: “Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2026 có 100% người dân trưởng thành có tri thức cơ bản về CĐS, có kỹ năng số, sử dụng tốt thiết bị thông minh để khai thác thông tin, sử dụng nền tảng, dịch vụ số thiết yếu, tham gia tương tác, an toàn trên môi trường số, thời gian tới sở tiếp tục huy động những người có ảnh hưởng, các thành viên tổ CNSCĐ tham gia truyền thông, lan tỏa phong trào; phổ biến đến từng hộ gia đình, người dân về mục đích, ý nghĩa của phong trào và tuyên truyền về tầm quan trọng của việc làm chủ công nghệ số, kỹ năng số trong quá trình CĐS. Đồng thời, tập huấn, hướng dẫn các địa phương để chỉ đạo tổ CNSCĐ phổ cập kỹ năng số cho người dân; xây dựng “Mạng lưới số”, thực hiện phong trào “Gia đình số”, triển khai mô hình “Mỗi công dân - Một danh tính số”. Chỉ đạo và phối hợp với các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông huy động nguồn lực trực tiếp bồi dưỡng, tập huấn, các bước cài đặt, sử dụng nền tảng số, công nghệ số, phổ cập kỹ năng số cho các thành viên trong tổ CNSCĐ... để phong trào “Bình dân học vụ số” tiếp tục lan tỏa, trở thành một phong trào cách mạng, toàn dân, toàn diện, sâu rộng, không ai bị bỏ lại phía sau”.

Bài và ảnh: Phan Nga



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]