Malaysia được coi như cửa ngõ tiến vào thị trường Đông Nam Á
Với nền kinh tế đa dạng, cơ sở hạ tầng tiên tiến và vị trí chiến lược tại trung tâm ASEAN, Malaysia được coi là cửa ngõ cho các doanh nghiệp muốn tận dụng tiềm năng của thị trường khu vực.
Cảng hàng hóa Penang ở Butterworth, Malaysia. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Các doanh nghiệp toàn cầu đang ngày càng quan tâm tới khu vực Đông Nam Á, coi đây là nơi thuận lợi để đa dạng hóa sản xuất và phát triển thị trường. Trong bối cảnh đó, Malaysia đã nổi lên là điểm đến được ưa thích.
Chính phủ Malaysia đang triển khai các chính sách đầu tư và tăng cường kết nối khu vực để tận dụng vị trí địa lý thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế.
Theo Giáo sư Benjamin Laker tại Trường Kinh doanh Henley, Malaysia là ví dụ điển hình cho sức hấp dẫn kinh tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Nước này thu hút kỷ lục 74 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được phê duyệt vào năm 2023, ghi nhận con số cao nhất trong lịch sử.
Đến giữa năm 2024, Malaysia tiếp tục đảm bảo được các cam kết đầu tư trị giá 36 tỷ USD, qua đó củng cố thêm vai trò chủ chốt trong nội khối ASEAN và làm nổi bật sức hấp dẫn của khu vực đối với các nhà đầu tư toàn cầu.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã nhiều lần chia sẻ, ASEAN là nền tảng thương mại quan trọng, giúp các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để tiếp cận 10 thị trường tiềm năng ở khu vực Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh vai trò trung tâm của Malaysia trong ASEAN, thông qua việc đưa ra nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy dòng chảy thương mại và giảm các rào cản hành chính, từ đó thu hút thêm nguồn vốn FDI.
Thành công của Malaysia có sự đóng góp rất lớn từ vị trí địa lý chiến lược, qua đó đem lại thêm nhiều cơ hội hợp tác hơn với các đối tác ngoài ASEAN, bao gồm Ấn Độ và Australia.
Các chính sách tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại của Malaysia phản ánh xu thế toàn cầu trong việc thúc đẩy hội nhập và tối đa hóa lợi ích quốc gia, dân tộc.
Nguồn lực từ Chính phủ Malaysia cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài gia nhập thị trường.
Malaysia hướng tới mục tiêu dẫn đầu thị trường halal toàn cầu. (Ảnh: Hằng Linh/TTXVN)
Các cơ quan chính phủ như Cơ quan Phát triển Đầu tư Malaysia (MIDA) và Cơ quan Xúc tiến Đầu tư (InvestKL) sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư thông qua việc cung cấp thông tin về các ưu đãi thuế, kết nối với các doanh nghiệp địa phương, qua đó giúp các doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh chính sách kinh doanh phù hợp với quy định, sáng kiến của chính phủ trong các lĩnh vực đang ưu tiên như công nghệ kỹ thuật số và năng lượng xanh.
Malaysia đã xác định đổi mới kỹ thuật số là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đặc biệt chú trọng đến các lĩnh vực có giá trị cao như chất bán dẫn (chip) và công nghệ tiên tiến.
Ngân sách 2025 của Malaysia nêu rõ nước này đã nhận được được khoản đầu tư số đáng kể, xấp xỉ 17 tỷ USD từ các tập đoàn toàn cầu như AWS, Google và Oracle. Các khoản đầu tư này đã chứng minh vai trò quan trọng của Malaysia trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nỗ lực mở rộng nền kinh tế kỹ thuật số gắn liền với chiến lược kinh tế vĩ mô của quốc gia Đông Nam Á này, nhằm đạt được mục tiêu đóng góp 25% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2025.
Mục tiêu có thể đạt được khi Malaysia đang nhanh chóng ứng dụng số hóa trên tất cả các lĩnh vực.
Việc Malaysia ưu tiên khả năng tự chủ về công nghệ, trong đó có lĩnh vực bán dẫn phù hợp với xu hướng kinh tế toàn cầu hiện nay. Điều này sẽ thúc đẩy đổi mới, giải quyết các thách thức xã hội như tình trạng thất nghiệp và tăng cường khả năng phục hồi của nền kinh tế.
Mặc dù chiến lược kinh tế của Malaysia mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài, song cũng đi kèm với những thách thức cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Về cơ hội, Malaysia có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt và chính sách thu hút đầu tư linh hoạt, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty đang muốn đặt trụ sở hoặc cơ sở sản xuất ở khu vực.
Bên cạnh đó, Malaysia đang nỗ lực đào tạo lực lượng lao động có trình độ kỹ năng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp muốn đầu tư tại nước này.
Tuy nhiên, các công ty phải đánh giá một cách nghiêm túc những rủi ro tiềm ẩn khi hoạt động trong một khu vực có sự chênh lệch kinh tế và tình hình chính trị có nhiều biến động.
Để ứng phó, các doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường một cách toàn diện, trong đó sẵn sàng triển khai các phương án dự phòng.
Ngoài ra, các công ty cần tham gia vào mạng lưới ngành để dự đoán được các thách thức có thể đối mặt và sớm điều chỉnh lại chiến lược kinh doanh. Thay vì coi Malaysia là một thị trường độc lập, các doanh nghiệp nên định vị thị trường này như một phần của Đông Nam Á để tăng cường tính kết nối với các quốc gia trong khu vực.
Malaysia hiện là một thị trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp muốn đầu tư vào khu vực nhờ vị trí địa lý thuận lợi, nền kinh tế kỹ thuật số và cơ sở hạ tầng được đánh giá cao.
Có thể nói, nơi đây được coi là một cửa ngõ vào Đông Nam Á để giúp các doanh nghiệp khai thác hiệu quả thị trường đầy tiềm năng này./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-01-22 16:10:00
Thiết quân luật gây thiệt hại gần 4,4 tỷ USD cho nền kinh tế Hàn Quốc
-
2025-01-22 16:08:00
Tổng thống Mỹ chọn một phụ nữ gốc Việt đứng đầu cơ quan kiểm soát tiền ảo
-
2024-11-21 20:15:00
Tòa án Hình sự Quốc tế ra lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel
Hòn đảo rộng 1,1 triệu m2 bỗng dưng biến mất
Máy bay ném bom Tu-95, tiêm kích MiG-31K cất cánh, hàng chục tàu chiến Nga xuất hiện ở Biển Đen
COP29: Hơn 50 quốc gia cam kết phát triển du lịch thân thiện với môi trường
Bitcoin tiếp tục phi mã, lần đầu vượt mốc 95.000 USD
Ukraine lần đầu phóng tên lửa Storm Shadow vào lãnh thổ Nga
Triều Tiên và Nga ký nghị định thư mở rộng hợp tác kinh tế
Tổng thống đắc cử Mỹ Trump đề cử ông Matt Whitaker làm Đại sứ tại NATO
Mỹ phủ quyết nghị quyết của HĐBA Liên hợp quốc về việc ngừng bắn ở Dải Gaza
[Video] Máy bay không người lái Nga phá hủy xe bọc thép Mỹ