Lễ hội Lê Hoàn năm 2022 diễn ra vào ngày 8-4 với hoạt động tưởng niệm và nhiều trò chơi, trò diễn đặc sắc
UBND huyện Thọ Xuân vừa ban hành Kế hoạch 109/KH-BTCLH về việc tổ chức Lễ hội Lê Hoàn năm 2022 với nhiều hoạt động tưởng niệm, văn hóa, nghệ thuật, đặc biệt chú ý đến công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân là nơi sẽ diễn ra Lễ hội Lê Hoàn năm 2022.
Theo đó, lễ tưởng niệm 1017 năm ngày mất của Lê Đại Hành Hoàng đế và khai mạc Lễ hội Lê Hoàn năm 2022 được tổ chức từ 8h00 phút ngày 8-4 (tức ngày 8-3 âm lịch), tại di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân.
Nội dung chương trình lễ tưởng niệm bao gồm phần nghi thức diễn ra tại sân chầu đền thờ Lê Hoàn; rước kiệu theo nghi thức truyền thống (từ lăng Quốc Mẫu, lăng Hoàng Khảo, lăng Lê Đột về sân rồng đền thờ Lê Hoàn). Sau đó là phần đại biểu dâng hương, chúc văn tế lễ.
Tại khu vực tổ chức khai mạc Lễ hội Lê Hoàn năm 2022 sẽ diễn ra phần trống hội với chủ đề “Hào khí xứ Thanh, tinh hoa hội tụ”; chương trình nghệ thuật sân khấu hóa với chủ đề: “Lê Hoàn một vị tướng - Một vị vua, văn võ kiêm toàn”.
Từ ngày 6-4 đến 8-4-2022, trong khuôn khổ lễ hội sẽ tổ chức không gian trình diễn các trò chơi, trò diễn dân gian truyền thống như Trò Xuân Phả, múa Pồn Pôông, cồng chiêng, đánh mảng, nhảy sạp, bài điếm, tổ chức hội trại binh.
Công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong lễ hội được Ban Tổ chức chú trọng. Theo đó, tất cả các tổ chức, cá nhân, người dân và du khách khi tham các hoạt động tại Lễ hội chấp hành nghiêm khuyến cáo 5K, nhất là đeo khẩu trang trong suốt thời gian tham dự lễ hội.
Lễ hội Lê Hoàn năm 2022 nhằm khẳng định công lao, tài năng và tôn vinh anh hùng dân tộc Lê Hoàn, các vua Lê, các tướng sỹ và Nhân dân có công lao đóng góp trong lịch sử dựng nước và giữ nước; khơi dậy nét đẹp truyền thống lịch sử, văn hoá, cách mạng của vùng đất, con người Thọ Xuân; góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc trong các tầng lớp Nhân dân.
Thông qua các hoạt động Lễ hội góp phần tuyên truyền về truyền thống lịch sử, văn hóa, vùng đất và con người Thọ Xuân đến bạn bè trong nước và quốc tế theo tinh thần Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10-01-2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển huyện Thọ Xuân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020-2025.
Đây cũng là sự kiện nằm trong chuỗi sự kiện mở cửa du lịch của tỉnh. Thông qua Lễ hội nhằm cũng cố tư liệu, tài liệu phục vụ quá trình lập hồ sơ khoa học đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận các sinh hoạt văn hóa và Lễ hội Lê Hoàn là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Ngọc Huấn
{name} - {time}
-
34 phút trước
Phim “Hẹn ước ngày xuân” tôn vinh văn hóa bản địa vùng cao
-
1:24 trưa qua
Nghị quyết số 17-NQ/TU về văn hóa và con người Thanh Hóa: Từ nhận thức đến hành động (Bài 2) - Kiến tạo môi trường tiến bộ, văn minh
-
13:53 23/03/2022
Đề tài lịch sử trên sân khấu chuyên nghiệp Thanh Hóa
Để lớp trẻ đam mê với sân khấu nghệ thuật truyền thống
Phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công, nghệ thuật thêu hoa văn dân tộc Mường
Lúa nhà tôi, vịt nhà ông
TP Sầm Sơn sẽ tổ chức cuộc thi Giọng hát hay mở rộng lần thứ nhất năm 2022 với chủ đề “Biển hát khúc tình ca”
Những ngôi đình trên vùng đất Hà Lai
Phụ nữ hoàng triều tài đức thời Hậu Lê
Hoàng Cầm - người sống bằng ký ức mộng mơ
Dịu dàng... tháng ba
Thanh Hóa giành giải cao tại Liên hoan diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên
Địa phương
Thời tiết
- 14°C - 25°CÍt mây, không mưa
- 18°C - 25°CCó mây, không mưa