(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thực hiện phong trào xây dựng gia đình, dòng họ, khu dân cư hiếu học với nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, trong đó, chuyển đổi số được xác định là xu thế tất yếu, góp phần thúc đẩy, xây dựng năng lực tự học và học tập suốt đời trong cộng đồng.

Lan tỏa những giá trị của tinh thần học tập suốt đời

Thanh Hóa là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thực hiện phong trào xây dựng gia đình, dòng họ, khu dân cư hiếu học với nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, trong đó, chuyển đổi số được xác định là xu thế tất yếu, góp phần thúc đẩy, xây dựng năng lực tự học và học tập suốt đời trong cộng đồng.

Lan tỏa những giá trị của tinh thần học tập suốt đờiNgười dân thị trấn Tân Phong (Quảng Xương) cùng nhau học tập các kiến thức hay trên internet thông qua điện thoại thông minh.

Với phương châm: “Cần gì học nấy, tổ chức hoạt động giáo dục của cộng đồng, vì cộng đồng, cho cộng đồng”, năm học 2022-2023, Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) phường Phú Sơn (TP Thanh Hóa) đã tiến hành khảo sát nhu cầu học tập của cán bộ, Nhân dân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để xây dựng kế hoạch từng tháng, quý, năm cho phù hợp.

Ông Nguyễn Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND, kiêm Giám đốc TTHTCĐ phường Phú Sơn, cho biết: Từ đầu năm 2023 đến nay, TTHTCĐ phường đã mở được 29 lớp cho hơn 4.000 lượt học viên. Thông qua các hoạt động liên kết, phối hợp với các đơn vị chức năng, TTHTCĐ phường đã mở được nhiều lớp học về phục hồi sức khỏe; tư vấn khám sức khỏe cho người cao tuổi; bồi dưỡng kiến thức phòng chống đuối nước cho trẻ em; bồi dưỡng kiến thức cho đối tượng đoàn; phòng, chống tệ nạn xã hội; công tác chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06; các lớp tập huấn nghiệp vụ và tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước... Đây là những nội dung quan trọng nhằm khuyến khích người dân chủ động học tập, học tập thường xuyên, liên tục và suốt đời, hướng tới xây dựng xã hội học tập trong kỷ nguyên số; nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc học tập thường xuyên, học tập suốt đời.

Cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong tổ chức các hoạt động dạy, học và các hoạt động thư viện trong các cơ sở giáo dục; tổ chức các lớp, khóa học trực tuyến miễn phí, phí thấp cho trẻ em và người lớn... trong đó lồng ghép, giới thiệu các nội dung học tập, các bài học và học liệu, phù hợp với từng nhóm đối tượng người học thông qua các phần mềm trực tuyến (Zoom, Google Meet...); thành lập các câu lạc bộ, diễn đàn, cuộc thi trực tuyến... tạo điều kiện để mọi người dân được tham gia các hoạt động học tập, giao lưu lành mạnh, bổ ích, giúp tăng cường kết nối và góp phần đảm bảo sức khỏe tinh thần và thể chất của người dân.

Nỗ lực xây dựng năng lực tự học cho người dân, cộng đồng dân cư gắn với hoạt động đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, thời gian qua, các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh cũng đã quan tâm, dành nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tầng internet cho các cơ sở giáo dục, các TTHTCĐ, hệ thống thư viện, nhà văn hóa thôn, khu phố...; tận dụng các nền tảng công nghệ để xây dựng, cung ứng đa dạng các kênh và công cụ học tập suốt đời; tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn về kỹ năng tìm kiếm, khai thác sử dụng thông tin trên internet một cách hiệu quả, an toàn, phù hợp cho các đối tượng khác nhau, góp phần thúc đẩy xây dựng năng lực tự học và học tập suốt đời trong cộng đồng.

Ông Văn Doãn Hùng, Chủ tịch UBND thị trấn Tân Phong (Quảng Xương), cho biết: Thời gian qua, địa phương đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phục vụ nhu cầu học tập của người dân. TTHTCĐ xã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính, các phần mềm, khai thác thông tin trên internet an toàn, hiệu quả, giúp người dân có thêm công cụ, phương pháp tự học tập và học tập suốt đời, giúp mỗi người dân hiểu được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc học tập nhằm phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực bản thân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Được hình thành và phát triển từ năm 2000, đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 559 TTHTCĐ. Những năm qua, các TTHTCĐ đã mở trên 216.000 lớp học, thu hút được hơn 16 triệu lượt người tham gia. Hoạt động hiệu quả của các TTHTCĐ đã tạo điều kiện cho người dân học tập thường xuyên, học tập suốt đời, đóng góp tích cực vào nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Quy mô, chất lượng, hiệu quả hoạt động các TTHTCĐ của tỉnh Thanh Hóa được xếp trong các tỉnh dẫn đầu cả nước.

Mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực đa phần kiêm nhiệm, kinh phí hoạt động eo hẹp... Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn nội tại, bằng tinh thần hiếu học, học tập suốt đời kết hợp với sự hỗ trợ tích cực của công nghệ số, các TTHTCĐ trên địa bàn toàn tỉnh đã trở thành công cụ thiết yếu giúp bộ phận người dân có cơ hội học tập thường xuyên, học tập suốt đời để nâng cao trình độ mọi mặt, góp phần quan trọng trong việc “Xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số”, lan tỏa tinh thần tự học trong cộng đồng, từ đó, cùng với chính quyền các cấp, cộng đồng dân cư chinh phục mục tiêu xây dựng xã hội cường thịnh, hạnh phúc thông qua con đường tự học và học tập thường xuyên, liên tục, học tập suốt đời.

Bài và ảnh: Linh Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]