Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội thống nhất - Quốc hội khóa VI diễn ra trên toàn quốc, đã trở thành ngày hội lớn của toàn dân tộc. Hơn 23 triệu cử tri đã nô nức đi làm nghĩa vụ công dân, lựa chọn, bầu những đại biểu thực sự xứng đáng, tiêu biểu vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Tỷ lệ cử tri đi bầu cử đạt 98,77%.

Kỷ niệm 49 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất (25/4/1976 - 25/4/2025)

Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội thống nhất - Quốc hội khóa VI diễn ra trên toàn quốc, đã trở thành ngày hội lớn của toàn dân tộc. Hơn 23 triệu cử tri đã nô nức đi làm nghĩa vụ công dân, lựa chọn, bầu những đại biểu thực sự xứng đáng, tiêu biểu vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Tỷ lệ cử tri đi bầu cử đạt 98,77%.

Kỷ niệm 49 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất (25/4/1976 - 25/4/2025)

Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Lê Duẩn bỏ phiếu bầu Quốc hội khóa VI tại hòm phiếu số 30, khu vực 1, khu phố Ba Đình, Hà Nội, tháng 4/1976.

Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã thống nhất non sông, đưa cách mạng Việt Nam bước sang giai đoạn mới. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, trong bối cảnh ở hai miền vẫn tồn tại hai nhà nước.

Tháng 11/1975, đại biểu nhân dân hai miền Nam - Bắc đã tổ chức Hội nghị hiệp thương chính trị. Hội nghị đã quyết định “cần tổ chức sớm cuộc Tổng tuyển cử trên toàn lãnh thổ Việt Nam để bầu ra Quốc hội chung cho cả nước. Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và chủ nghĩa xã hội, Quốc hội đó sẽ xác định thể chế Nhà nước, bầu ra các cơ quan lãnh đạo của Nhà nước và quy định Hiến pháp mới của nước Việt Nam thống nhất”.

Trên cơ sở thành công của Hội nghị Hiệp thương chính trị, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 228-CT/TW ngày 3/1/1976 về tổ chức cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung.

Việc giới thiệu người ra ứng cử được tiến hành dân chủ. Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội thống nhất - Quốc hội khóa VI diễn ra trên toàn quốc, đã trở thành ngày hội lớn của toàn dân tộc. Hơn 23 triệu cử tri đã nô nức đi làm nghĩa vụ công dân, lựa chọn, bầu những đại biểu thực sự xứng đáng, tiêu biểu vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Tỷ lệ cử tri đi bầu cử đạt 98,77%.

Kết quả, cả nước đã bầu đủ 492 đại biểu ngay ở vòng đầu, không có nơi nào phải bầu lại hoặc bầu thêm. Nhiều người là công nhân, nông dân có thành tích xuất sắc, có uy tín cao đã được bầu vào Quốc hội; nhiều nhân sĩ, trí thức yêu nước được giới thiệu đã đắc cử.

Tại Thanh Hóa, hơn 1 triệu cử tri trong tỉnh đã đi bỏ phiếu, 23 đại biểu khu vực Thanh Hóa đã trúng cử Quốc hội khóa VI.

Kết quả của cuộc Tổng tuyển cử năm 1976 là thắng lợi có ý nghĩa quyết định đưa cách mạng Việt Nam chính thức bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất diễn ra từ ngày 24/6 đến 3/7/1976 đã bầu ra: Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, hai Phó chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng và Nguyễn Hữu Thọ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh và những cơ quan lãnh đạo Nhà nước Việt Nam thống nhất để điều hành công việc của cả nước.

Kỷ niệm 49 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất (25/4/1976 - 25/4/2025)

Quốc hội biểu quyết thông qua Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội thống nhất.

Để thể hiện tính liên tục của Nhà nước qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng, tại kỳ họp đã quy định Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất là Quốc hội khóa VI. Quốc hội quyết định đổi tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quy định Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca; chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh; quy định Thủ đô của nước Việt Nam thống nhất là Hà Nội. Đồng thời, Quốc hội đã ra Nghị quyết về việc thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội khóa VI diễn ra trong 5 năm, họp 7 kỳ và quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước. Kỳ họp thứ 7 (tháng 12/1980), Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiến pháp 1980. Đây là bản Hiến pháp thứ ba được Quốc hội thông qua để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng.

Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử năm 1976 là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước thắng lợi quyết định của nhân dân ta trên con đường thống nhất nước nhà về mặt nhà nước, mở ra cơ hội cho quá trình hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế của Quốc hội Việt Nam, trong vị thế của một Nhà nước độc lập, thống nhất.

Kể từ cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội khóa I (ngày 6/1/1946), đến nay, đất nước ta đã trải qua 15 kỳ bầu cử Quốc hội. Kỷ niệm 49 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất (25/4/1976 - 25/4/2025) là dịp để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ôn lại lịch sử hình thành và phát triển, ghi nhận những thành tựu và rút ra những bài học kinh nghiệm mà Quốc hội nước ta đã đạt được, góp phần nâng cao nhận thức về Quốc hội và hoạt động của Quốc hội. Quốc hội luôn luôn là hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm với cử tri, luôn luôn đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân.

Hoàng Trang


Hoàng Trang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]