(Baothanhhoa.vn) - Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã được xã Thiệu Phúc (Thiệu Hóa) triển khai thực hiện có hiệu quả.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xã Thiệu Phúc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân

Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã được xã Thiệu Phúc (Thiệu Hóa) triển khai thực hiện có hiệu quả.

Xã Thiệu Phúc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân

Xưởng chế biến lúa gạo của ông Lê Văn Thẩn, Vỹ Thôn, xã Thiệu Phúc (Thiệu Hóa).

Khởi nghiệp từ công việc thu mua, xay xát lúa, ông Lê Văn Thẩn, Vĩ Thôn, xã Thiệu Phúc luôn trăn trở làm sao để nâng cao giá trị hạt lúa và hỗ trợ được người dân ở địa phương ổn định đầu ra của sản phẩm, nâng cao thu nhập. Được sự khuyến khích, hỗ trợ của xã, từ một cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, ông Thẩn đã mạnh dạn thành lập Công ty TNHH Lương thực Thuần Dũng để chế biến, kinh doanh lúa, gạo quy mô lớn. Đưa chúng tôi đi thăm xưởng chế biến, ông Thẩn chia sẻ: Để có sản phẩm gạo sạch và chất lượng, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, tôi đã dành thời gian để đi tham quan, học tập quy trình sản xuất, chế biến gạo hiện đại ở các doanh nghiệp chế biến lúa gạo lớn tại các tỉnh phía Nam; đồng thời, tìm nơi thu mua lúa chất lượng cao ở một số tỉnh phía Bắc và nhiều địa phương trong tỉnh. Bên cạnh đó, tôi đã liên kết sản xuất với người dân địa phương xây dựng vùng lúa chất lượng cao với diện tích 20 ha; hỗ trợ người dân lựa chọn các loại giống có năng suất, chất lượng cao, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học... Từ đó góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp của địa phương”. Hiện nay, xưởng sản xuất của ông Thẩn có 3 dây chuyền chế biến lúa gạo hiện đại theo công nghệ của Nhật Bản, mỗi năm cung ứng ra thị trường gần 30 nghìn tấn gạo; tạo việc làm ổn định cho gần 30 lao động địa phương, với thu nhập từ 7 đến 9 triệu đồng/người/tháng.

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cùng với sự phối hợp tích cực của các ngành, đoàn thể từ xã đến thôn đã tuyên truyền, phổ biến nâng cao hiểu biết cho Nhân dân về các chủ trương, cơ chế, chính sách kinh tế mới của Đảng và Nhà nước. Tiếp thu có hiệu quả các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn, tổ chức cho Nhân dân tham gia các chương trình, dự án phát triển kinh tế, đẩy mạnh các hình thức hoạt động trong sản xuất và kinh doanh. Phong trào thi đua lao động sản xuất, xóa đói, giảm nghèo đã phát triển đều khắp trên địa bàn xã và ở tất cả các lĩnh vực, như: Trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ. Theo đó, xã đã tuyên truyền, hỗ trợ người dân tích tụ, tập trung đất đai, quy hoạch và phát triển được 18 ha vùng lúa năng suất, chất lượng cao; lựa chọn các loại giống có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, phù hợp với việc đầu tư thâm canh, như: Thiên Ưu 8, Bắc Thơm số 7, nếp N97... Thực hiện chuyển đổi 20 ha đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, như: Cây ăn quả, ngô ngọt xuất khẩu,... áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật; liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp; phát triển gia trại, trang trại. Tăng cường hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp, cung cấp các dịch vụ cần thiết cho người dân; bảo dưỡng, khai thác các công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, được UBND xã tạo điều kiện, HTX đã làm tốt vai trò là “cầu nối” giữa người dân và doanh nghiệp trong việc liên kết sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, như: ngô ngọt, lúa giống, lúa thương phẩm,... nhất là, cung ứng kịp thời các dịch vụ về giống và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật... Mặt khác, khuyến khích các hộ chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, áp dụng khoa học - kỹ thuật; chú trọng triển khai tiêm phòng cho đàn vật nuôi theo đúng kế hoạch. Ngoài phát triển sản xuất nông nghiệp, hội nông dân, hội liên hiệp phụ nữ xã mở 24 lớp tập huấn kiến thức nông nghiệp phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp, như: nghề trồng nấm, mộc nhĩ... với hơn 900 người tham gia. Nhằm hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất và nâng cao đời sống của người dân, xã đã tạo mọi điều kiện về mặt bằng sản xuất, đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, đường giao thông, bảo đảm vệ sinh môi trường. Cơ sở hạ tầng, như: Điện, đường, trường, trạm, chợ,... cũng được quan tâm đầu tư nâng cấp, sửa chữa.

Đại diện lãnh đạo UBND xã Thiệu Phúc, cho biết: Nhiều năm qua, xã thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển sản xuất, góp phần nâng thu nhập bình quân của người dân lên 46 triệu đồng/năm. Để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế trong phát triển nông nghiệp, nâng cao thu nhập của người dân địa phương, UBND xã sẽ tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất vùng lúa năng suất, chất lượng cao, vùng sản xuất cây trồng hàng hóa, các loại cây rau màu có giá trị kinh tế cao.

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài Và Ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]