(Baothanhhoa.vn) - Từ tháng 5–2020, huyện Nga Sơn đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020. Hàng chục nhóm nhiệm vụ và giải pháp đã được đề ra nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân và Nhà nước, góp phần phát triển ổn định, bền vững kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Nga Sơn chủ động phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Từ tháng 5–2020, huyện Nga Sơn đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020. Hàng chục nhóm nhiệm vụ và giải pháp đã được đề ra nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân và Nhà nước, góp phần phát triển ổn định, bền vững kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Huyện Nga Sơn chủ động phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Nạo vét sông Hoạt, đoạn qua xã Nga Thắng.

Trước đó, ngay từ những tháng đầu năm, huyện Nga Sơn đã rà soát lại tất cả các tuyến đê và các công trình đê điều, thủy lợi trên địa bàn. Qua đó, nhiều tuyến đê xung yếu được phát hiện và đã xây dựng được các phương án PCTT riêng. Đối với các tuyến đê biển, đê cửa sông các xã Nga Tân và Nga Thủy đã đạt được cao trình thiết kế, mặt đê đã được cứng hóa đảm bảo an toàn phòng chống bão lụt, tuy nhiên đoạn đê gần vị trí cống Hoàng Long 1 xã Nga Thủy bị rạn nứt bê tông mặt đê. Với tuyến đê Trung ương (đê tả sông Lèn) dài 11,39 km qua địa bàn, khi có lũ lớn hoặc nước dâng cao do sóng có thể xảy ra các điểm xung yếu tại đoạn kè Nga Thắng, trọng điểm tại Báo Văn K21+550m đến K21+820m thuộc xã Nga Phượng. Tại các vị trí cống Nga Thắng 1, cống Nga Thắng 2 cũng được lưu ý bảo vệ. Cùng với đó, tuyến đê hữu sông Hoạt dài 15,4 km, mặt đê chưa được cứng hóa, cao trình đê thấp, nhiều đoạn đê chưa có kè bảo vệ, nhất là đoạn qua các xã Nga Thắng, Ba Đình, Nga Vịnh, Nga Trường và Nga Thiện. Đê tả sông Càn dài 9,12 km, cơ bản đê đảm bảo cao trình chống được mực nước lũ thiết kế, riêng đoạn từ K5+157 đến K9+121m có chiều dài 3,96 km đê chưa đủ cao trình thiết kế, có 3 đoạn thuộc xã Nga Điền chưa được làm kè có thể sạt trượt trong mùa lũ. Đê hữu sông Càn dài 5,8 km thuộc xã Nga Phú, đê đất thân đê yếu, mặt đê nhỏ thấp không đủ cao trình chống lũ. Trên địa bàn huyện có một số cống đã hư hỏng cần được sửa chữa, như: cống Văn Thắng, cống Bảy Mẫu, cống Phát Hải, cống Tân Thịnh, cống Đò Càn, cống Tân Phát 2, cống Ông Ngọ.

Trước những nguy cơ vẫn còn hiện hữu, trong khi mùa mưa bão năm 2020 đã đến, huyện Nga Sơn đã thành lập các đoàn công tác xuống các địa phương kiểm tra, đôn đốc công tác chuẩn bị PCTT theo phương châm “4 tại chỗ”.

Các xã ven sông, ven biển của huyện xây dựng phương án di dân, cứu nạn, đề phòng sự cố đê, kè, cống có thể xảy ra trong bão lũ. Hiện nay, huyện đã xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra các sự cố thiên tai để tiến hành sơ tán dân, các biện pháp cứu nạn, nhằm bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản cho Nhân dân. Cùng với đó, huyện cũng đã tổ chức nạo vét thông thoáng, khơi thông dòng chảy các tuyến kênh mương trên địa bàn. Đến nay, huyện đã nạo vét 16.550m3, vớt bèo 78.180m2 trên hệ thống kênh liên xã. Tại các kênh mương nội đồng, 33.800m3 bùn đất đã được nạo vét, 215.430m2 bèo và cây dây leo đã được vớt để khơi thông dòng chảy.

Xác định vật tư dự trữ PCTT có vai trò tối quan trọng trong công tác phòng chống lụt bão, huyện đã giao chỉ tiêu cụ thể cho từng xã chuẩn bị các loại vật tư tỉnh giao, như: đất, đá dự trữ, cọc tre, phên liếp, bạt, bao tải, rọ tre, tre cây, bó rồng... Qua kiểm tra, trong tháng 5 vừa qua, các xã, thị trấn đã chuẩn bị đầy đủ khối lượng, số lượng vật tư dự trữ nêu trên, sẵn sàng huy động nếu xảy ra tình huống nguy hiểm.

Sau khi kiện toàn lại Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện, các thành viên được giao phụ trách chỉ đạo những địa bàn cụ thể. Từng phòng, ban, ngành liên quan của huyện cũng được giao triển khai những giải pháp PCTT&TKCN liên quan đến chuyên môn phụ trách. Theo đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao kiểm tra chất lượng phương tiện tàu thuyền, phao cứu sinh trước khi ra khơi khai thác hải sản, xây dựng phương án trọng điểm các tuyến đê. Tham mưu tổ chức tập huấn kỹ thuật hộ đê, kè cống, xây dựng phương án khắc phục hậu quả do thiên tai. Phòng Kinh tế - Hạ tầng có nhiệm vụ đảm bảo dự trữ nhiên liệu, hàng hóa nhu yếu phẩm trong khắc phục hậu quả thiên tai. Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Công an huyện xây dựng kế hoạch hoạt động TKCN, cứu hộ, phương án để tham gia ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai, sẵn sàng ứng phó với tình huống khi xảy ra bão mạnh, siêu bão. Đồng thời, hỗ trợ các địa phương, đơn vị trong công tác tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập PCTT&TKCN, cứu hộ, đặc biệt xây dựng lực lượng tại chỗ, trang bị phương tiện, thiết bị, công cụ, hướng dẫn kỹ năng để ứng phó cứu nạn, cứu hộ kịp thời, hiệu quả các tình huống thiên tai. Trạm Biên phòng Hói Đào đã xây dựng và tổ chức thực hiện phương án quản lý, kiểm soát, hướng dẫn, kêu gọi tàu thuyền hoạt động trên sông, trên biển về nơi tránh, trú bão an toàn; thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản tại các khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão; kiểm soát hoạt động của các chòi canh thủy sản, hải sản khu vực bãi bồi ven biển.

Công tác PCTT&TKCN năm 2020 của huyện đồng bằng ven biển này đang được thực hiện theo phương châm “chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục hậu quả”, hướng đến hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.

Bài và ảnh: Linh Trường


Bài Và Ảnh: Linh Trường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]