(Baothanhhoa.vn) - Theo kế hoạch, vụ xuân năm 2023, huyện Hoằng Hóa gieo trồng 9.020 ha cây trồng trong đó, có 6.090 ha lúa. Theo lịch thời vụ, bắt đầu từ ngày 4-2 ( tức ngày 14-1 Âm lịch ) ngay sau tiết lập xuân, các địa phương sẽ tiến hành cấy lúa chiêm xuân, tuy nhiên, tranh thủ những ngày thời tiết cho phép, một số hộ nông dân đã bắt đầu xuống đồng gieo cấy.

Huyện Hoằng Hóa phấn đấu gieo cấy 6.090 ha lúa vụ chiêm xuân

Theo kế hoạch, vụ xuân năm 2023, huyện Hoằng Hóa gieo trồng 9.020 ha cây trồng trong đó, có 6.090 ha lúa. Theo lịch thời vụ, bắt đầu từ ngày 4-2 (tức ngày 14-1 Âm lịch) ngay sau tiết lập xuân, các địa phương sẽ tiến hành cấy lúa chiêm xuân, tuy nhiên, tranh thủ những ngày thời tiết cho phép, một số hộ nông dân đã bắt đầu xuống đồng gieo cấy.

Huyện Hoằng Hóa phấn đấu gieo cấy 6.090 ha lúa vụ chiêm xuân

Trong vụ xuân năm nay, 100% diện tích lúa gieo cấy trà xuân muộn, đảm bảo lúa phân hóa đòng và trỗ gặp thời tiết thuận lợi, tránh khi lúa trỗ gặp rét cuối vụ và gió Tây Nam khô nóng.

Huyện tiếp tục khuyến khích thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên vùng đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác hoặc trồng lúa kết hợp nuôi thủy sản theo hướng hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung như cây ăn quả, rau màu, cây làm thức ăn chăn nuôi, trồng hoa... để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.

Huyện Hoằng Hóa phấn đấu gieo cấy 6.090 ha lúa vụ chiêm xuân

Để hoàn thành mục tiêu sản lượng lương thực vụ xuân đạt 46.950 tấn trở lên, huyện đẩy mạnh tích tụ tập trung đất đai để sản xuất quy mô lớn, công nghệ cao, nông nghiệp sạch, xây dựng vùng thâm canh lúa chất lượng cao sử dụng các giống như: Bắc thơm số 7, ST 24, ST 25, nếp cái hoa vàng,... theo tiêu chuẩn VietGAP hữu cơ, có bao bì, nhãn mác hàng hóa gắn với xây dựng thương hiệu, liên kết và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực có truy suất nguồn gốc để nâng cao giá trị và thu nhập trên đơn vị diện tích. Các xã vùng Đông-Nam, vùng biển xây dựng mô hình canh tác lúa hữu cơ vụ chiêm xuân đối với diện tích sâu trũng kết hợp với nuôi tôm, cá, cua, ốc để giải quyết tình trạng bỏ ruộng và nâng cao thu nhập.

Vụ xuân 2023, toàn huyện phấn đấu có 450 ha cây trồng (lúa, khoai tây, bí xanh, ngô ngọt, rau các loại...) được liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản có hợp đồng.

Huyện Hoằng Hóa phấn đấu gieo cấy 6.090 ha lúa vụ chiêm xuân

Huyện Hoằng Hóa yêu cầu Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp phối hợp chặt chẽ với các đơn vị sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp cung ứng đủ vật tư, phân bón cho nông dân đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, đúng chủng loại, kịp thời vụ, giá cả hợp lý và tạo điều kiện cho nông dân sản xuất đạt hiệu quả cao. Chi nhánh thủy lợi Hoằng Hóa triển khai thực hiện phương án tưới, tiêu phù hợp, hiệu quả và ứng phó với biến đổi khí hậu...

Các địa phương trong huyện tiếp tục thực hiện có hiệu quả “Chương trình phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao, nông nghiệp sạch giai đoạn 2020-2025”; đổi mới tư duy chỉ đạo “từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp” lấy hiệu quả kinh tế và lợi ích của nông dân, lợi ích cộng đồng làm mục tiêu phát triển.

Việt Hương


Việt Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]