(Baothanhhoa.vn) - Là 1 trong 25 xã thuộc 5 huyện vùng GAHP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được thụ hưởng Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm tỉnh Thanh Hóa theo tiêu chí “từ trang trại tới bàn ăn”. Do đó, xã Hoằng Phượng (Hoằng Hóa) được dự án lựa chọn một số hộ chăn nuôi trong xã tham gia dự án.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả từ mô hình tổ hợp tác chăn nuôi VietGap tại xã Hoằng Phượng

Là 1 trong 25 xã thuộc 5 huyện vùng GAHP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được thụ hưởng Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm tỉnh Thanh Hóa theo tiêu chí “từ trang trại tới bàn ăn”. Do đó, xã Hoằng Phượng (Hoằng Hóa) được dự án lựa chọn một số hộ chăn nuôi trong xã tham gia dự án.

Hiệu quả từ mô hình tổ hợp tác chăn nuôi VietGap tại xã Hoằng Phượng

Hộ chăn nuôi lợn tham gia tổ hợp tác tại xã Hoằng Phượng.

Các hộ này được chia thành các nhóm. Sau khi tham gia nhóm, các hộ chăn nuôi trong xã không chỉ có điều kiện chia sẻ với nhau về kỹ thuật chăn nuôi theo quy trình VietGap mà còn tự sản xuất và hỗ trợ nhau về con giống, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Qua đó đã tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm và trong vùng giúp việc chăn nuôi ngày càng trở nên hiệu quả và bền vững.

Từ các nhóm chăn nuôi ban đầu, để nâng cao khả năng cạnh tranh của hộ dân chăn nuôi, năm 2016, xã Hoằng Phượng đã chuyển đổi các nhóm thành tổ hợp tác (THT) chăn nuôi VietGap. Theo đó, THT chăn nuôi VietGap được thành lập với mục đích hợp tác cùng nhau phát triển chăn nuôi lợn lai 3 máu và lợn ngoại theo quy trình chăn nuôi an toàn VietGap tại các hộ gia đình, tổ chức lấy chung thức ăn chăn nuôi, liên kết sử dụng chung dịch vụ thú y và liên kết tìm đầu ra cho các hộ trong tổ, hướng tới ký được hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn cho các thành viên của tổ. Các hộ có trách nhiệm tự hoàn thiện các tiêu chí, ban điều hành sẽ định kỳ kiểm tra, nhắc nhở các hộ tuân thủ quy trình chăn nuôi.

Sau khi được thành lập, để việc chăn nuôi phát huy tối đa hiệu quả, các thành viên trong THT chăn nuôi VietGap đã được Ban quản lý dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm tỉnh Thanh Hóa tư vấn, hỗ trợ và trang bị thêm các kiến thức về điều hành, tổ chức THT, kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi thú y... Trong quá trình hoạt động, ban quản lý THT thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình chăn nuôi tại các hộ thành viên. Ngoài ra, các thành viên trong tổ sẽ định kỳ giao ban 1 lần/tháng để thông báo kết quả sản xuất, trao đổi kinh nghiệm cũng như những khó khăn hộ chăn nuôi đang gặp phải để cùng nhau kịp thời giải quyết khó khăn. Thời gian vừa qua, các hộ chăn nuôi lợn dù đã phải trải qua cơn “bão giá”, dịch bệnh, song các thành viên trong THT đã hỗ trợ, động viên nhau thông qua việc tìm thị trường, vốn, con giống, kỹ thuật phối trộn thức ăn nhằm giảm chi phí sản xuất để duy trì đàn nuôi.

Nhờ cách tổ chức sản xuất khoa học, hợp lý và chặt chẽ, nên hiệu quả chăn nuôi của các thành viên trong tổ được nâng lên rõ rệt, con nuôi lớn nhanh, khỏe mạnh, đạt năng suất cao và không xảy ra dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Từ những hiệu quả hoạt động nói trên, THT đã thu hút thêm nhiều thành viên tham gia. Sau gần 3 năm hoạt động, đến nay số thành viên tham gia THT đã lên tới 90 hộ, chiếm 90% số hộ GAHP của toàn xã.

Để hỗ trợ các hộ chăn nuôi trong THT phát triển sản xuất; đồng thời, thiết lập thí điểm mô hình tổ chức sản xuất mới trong chăn nuôi nông hộ thông qua việc hình thành THT chăn nuôi theo quy trình VietGap, cuối năm 2017, Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện hỗ trợ con giống và các thiết bị cần thiết trong quá trình chăn nuôi, như: Quạt công nghiệp, bình phun thuốc khử trùng, máy rửa áp lực, máng ăn tự động... cho các thành viên trong THT để phục vụ phát triển chăn nuôi. Với những thiết bị được hỗ trợ, các thành viên trong THT đã dễ dàng hơn trong việc cho lợn ăn, vệ sinh, làm mát chuồng trại và công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

Ông Nguyễn Đức Nam, tổ trưởng THT chăn nuôi VietGap xã Hoằng Phượng, cho biết: Từ khi thành lập THT, việc phát triển chăn nuôi trên địa bàn xã đã đạt những kết quả vượt trội, như: Trong nhiều năm qua trên địa bàn xã chưa hề xảy ra dịch bệnh, con nuôi luôn sinh trưởng, phát triển tốt, thị trường tiêu thụ ổn định, sản phẩm thịt lợn của xã đã có mặt tại nhiều cửa hàng thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh. Hơn nữa, thông qua việc thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, cọ sát thực tế, nên mỗi thành viên trong tổ đều được xem là những “kỹ sư chăn nuôi”, trình độ và kỹ thuật chăn nuôi của mỗi thành viên được nâng lên đáng kể. Điều này góp phần không nhỏ vào việc phát triển chăn nuôi của xã. Có thể nói, việc phát triển chăn nuôi theo mô hình THT VietGap tại xã Hoằng Phượng đã và đang mở ra một hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi nông hộ theo hướng bền vững và đáng được nhân rộng trong thời gian tới.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]