(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, cây mía đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện Như Thanh, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người nông dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu ở huyện Như Thanh

Trong những năm qua, cây mía đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện Như Thanh, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người nông dân.

Người dân xã Xuân Khang chăm sóc mía.

Để phát triển vùng mía ổn định cũng như nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu, huyện Như Thanh đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về “nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu giai đoạn 2015 – 2020” cùng với đó là chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn đề ra các giải pháp, trong đó tập trung rà soát, điều chỉnh quy hoạch vùng trồng mía; nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản xuất mía nguyên liệu; tăng cường công tác tập huấn, áp dụng khoa học, công nghệ; giải quyết lợi ích của người trồng mía với doanh nghiệp; triển khai thực hiện và xây dựng các chính sách; phối hợp với các doanh nghiệp xác định giống mía, cơ cấu giống cho từng vùng nguyên liệu nhằm đáp ứng khung thời vụ, nhất là tiến độ thu hoạch; ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất... Ngoài ra, huyện Như Thanh cũng tập trung chỉ đạo chuyển đổi 593,47 ha đất trồng lúa, trồng màu kém hiệu quả sang trồng mía; chuyển đổi 780 ha trồng mía có độ dốc cao, đất xấu, đất manh mún sang cây trồng có giá trị cao hơn...

Bằng nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, đến nay diện tích cây mía trên địa bàn huyện ổn định từ 2.100 ha đến 2.300 ha. Vụ ép 2017 – 2018, năng suất đạt 52 tấn/ha, trữ lượng đường trung bình 9,48 CCS... Từ thực tế cho thấy, hiệu quả kinh tế từ cây mía, góp phần quan trọng giúp người nông dân xóa đói, giảm nghèo, nhiều hộ gia đình trở nên khá giả từ trồng mía.

Tuy nhiên, thực trạng vùng mía Như Thanh hiện còn tồn tại một số hạn chế. Năng suất bình quân đã tăng lên nhưng chưa đạt mục tiêu của nghị quyết đề ra và cũng chỉ ở mức trung bình so với cả tỉnh. Nguyên nhân do người trồng mía chưa tuân thủ đúng kỹ thuật canh tác; diện tích mía được chủ động nước tưới còn rất thấp, khoảng 0,82%; việc rà soát, thống kê chuyển đổi diện tích trồng lúa và màu kém hiệu quả thiếu chính xác; chưa thành lập được HTX, tổ hợp tác; đổi điền, dồn thửa, tích tụ ruộng đất còn nhiều hạn chế; việc phối hợp, chỉ đạo kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn chậm...

Thời gian tới, huyện Như Thanh phấn đấu vùng nguyên liệu mía phải bảo đảm năng suất, chất lượng, hiệu quả và tính ổn định bền vững. Trong đó, vụ ép 2018 - 2019 phấn đấu năng suất trung bình đạt 57 tấn/ha trở lên, riêng mía thâm canh đạt 80 tấn/ha; trữ lượng đường bình quân 10 CCS trở lên. Vụ 2019 - 2020 năng suất bình quân 63 tấn/ha trở lên; mía thâm canh đạt 85 tấn/ha; trữ lượng đường 10,2 CCS trở lên. Để thực hiện được mục tiêu trên, huyện đề ra 6 nhóm giải pháp, trong đó tập trung vào giải pháp tưới cho cây mía, sử dụng cơ giới hóa trong sản xuất, tích tụ ruộng đất, thành lập HTX, tổ HTX trồng mía để thực hiện thâm canh.


Bài và ảnh: Phạm Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]