(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát triển và làng nghề truyền thống vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”, những năm qua, công tác bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đã được các địa phương triển khai đồng bộ bằng nhiều hình thức.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Các làng nghề khu vực miền núi tạo việc làm cho hàng nghìn lao động

Thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát triển và làng nghề truyền thống vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”, những năm qua, công tác bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đã được các địa phương triển khai đồng bộ bằng nhiều hình thức.

Từ năm 2013 đến nay, các làng nghề đã được đầu tư; các mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; đào tạo các nghề tiểu thủ công nghiệp; hỗ trợ bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn các huyện, xã, làng nghề để duy trì các lễ hội truyền thống; xây dựng, phát triển cụm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, khôi phục ngành nghề truyền thống có nguy cơ bị thất truyền, cũng như quảng bá rộng rãi các món ăn, sản vật đặc trưng của các địa phương với du khách.

Theo thống kê, đến nay khu vực các huyện miền núi có 27 làng nghề, trong đó có 9 làng nghề được công nhận, giá trị xuất khẩu mỗi năm ước đạt 150 tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, với thu nhập 3 triệu đồng/người/tháng.


Khắc Công

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]