Chính trị gia Bart De Wever, người được giao nhiệm vụ thành lập chính phủ mới tại Bỉ, đã chính thức đệ đơn lên Vua Philippe xin từ bỏ nhiệm vụ này.

Không thành lập được chính phủ, Bỉ đứng trước nguy cơ khủng hoảng chính trị mới

Chính trị gia Bart De Wever, người được giao nhiệm vụ thành lập chính phủ mới tại Bỉ, đã chính thức đệ đơn lên Vua Philippe xin từ bỏ nhiệm vụ này.

Không thành lập được chính phủ, Bỉ đứng trước nguy cơ khủng hoảng chính trị mớiChính trị gia Bart De Wever và Nhà vua Philippe. (Nguồn: Belga)

Theo phóng viên tại Brussels, chính trị gia Bart De Wever, lãnh đạo đảng N-VA (Liên minh Flanders mới) theo chủ nghĩa dân tộc và là người được giao nhiệm vụ thành lập chính phủ mới tại Bỉ, tối 22/8 (giờ địa phương) đã chính thức đệ đơn lên Vua Philippe xin từ bỏ nhiệm vụ này.

Quyết định được ông Bart De Wever đưa ra sau khi những cuộc đàm phán thành lập liên minh kéo dài nhiều tuần bất thành, đẩy đất nước đến bờ vực của một cuộc khủng hoảng chính trị mới.

Trước đó, ông Bart De Wever được giao nhiệm vụ thành lập liên minh Arizona giữa 5 đảng, trong đó có đảng N-VA chính đảng lớn nhất ở vùng nói tiếng Hà Lan Flanders, cũng như tại Bỉ và đảng Phong trào Cải cách (MR) theo đường lối tự do, đứng đầu vùng Brussels, vùng nói tiếng Pháp Wallonie.

Ba đảng khác tham gia đàm phán là đảng Dân chủ Thiên chúa giáo vùng Flanders (CD&V), đảng Tiến bước (Vooruit, theo đường lối xã hội trung tả của cộng đồng nói tiếng Hà Lan) và đảng Les Engagés (theo đường lối trung dung của cộng đồng nói tiếng Pháp).

Nguyên nhân chính dẫn đến sự đổ vỡ này là những bất đồng sâu sắc giữa các đảng về kế hoạch cải cách thuế.

Cụ thể, MR và Vooruit đã không thể tìm được tiếng nói chung về việc tăng thuế, đặc biệt là thuế trên vốn.

MR cho rằng các đề xuất hiện tại quá nặng nề đối với doanh nghiệp và người dân, trong khi Vooruit muốn mở rộng phạm vi đánh thuế để có được nguồn thu lớn hơn.

Theo kế hoạch cải cách ban đầu, Chính phủ Bỉ dự kiến sẽ giảm thuế suất vào năm 2029, nhưng trong giai đoạn đầu lại quá nặng nề với nhiều loại thuế mới.

Cụ thể, gói cải cách dự kiến sẽ tăng thuế lên tới 2 tỷ euro đối với thực phẩm do chính sách tăng nâng cao mức thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 6% lên 9%, áp dụng cho các mặt hàng như thịt, bánh mỳ và trứng.

Ngoài ra, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu cũng sẽ tăng lên. Đáng chú ý nhất là đề xuất tăng thuế trên vốn - vấn đề gây ra nhiều tranh cãi nhất trong những cuộc đàm phán.

MR chỉ muốn đánh thuế trên các giao dịch chứng khoán, trong khi Vooruit muốn mở rộng phạm vi đánh thuế - bao gồm cả việc bán lại doanh nghiệp - nhằm tạo ra một loại thuế vốn lớn hơn.

MR nhấn mạnh gói thuế mới, có thể lên đến 5,5 tỷ euro, sẽ tác động đáng kể đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Biện pháp này bao gồm cả kế hoạch đánh thuế vào các chế độ “lợi ích toàn diện” mà các nhà tuyển dụng hiện được hưởng lợi.

Việc không đạt được thỏa thuận về cải cách thuế đã khiến tiến trình đàm phán đi vào ngõ cụt.

Thất bại này không chỉ ảnh hưởng đến tương lai của chính phủ mới mà còn đặt ra nhiều vấn đề về sự ổn định chính trị của Bỉ trong thời gian tới.

Trước tình hình hiện tại, Nhà vua Philippe đã chấp nhận đơn từ chức của ông Bart De Wever và sẽ tiếp tục gặp gỡ lãnh đạo các đảng phái ở Bỉ để tìm kiếm giải pháp. Tuy nhiên, mục tiêu thành lập chính phủ mới trong thời gian ngắn là không hề dễ dàng./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]