(Baothanhhoa.vn) - Huyện miền núi Thường Xuân có quỹ đất đồi rừng sản xuất khá lớn, nhưng đa phần chưa phát huy hết tiềm năng để phát triển kinh tế. Thời gian gần đây, có nhiều hộ gia đình, tổ chức, cá nhân đã đầu tư khoa học, phát triển các mô hình kinh tế đồi rừng hiệu quả.

Khơi dậy tiềm năng đất đồi Thường Xuân

Huyện miền núi Thường Xuân có quỹ đất đồi rừng sản xuất khá lớn, nhưng đa phần chưa phát huy hết tiềm năng để phát triển kinh tế. Thời gian gần đây, có nhiều hộ gia đình, tổ chức, cá nhân đã đầu tư khoa học, phát triển các mô hình kinh tế đồi rừng hiệu quả.

Khơi dậy tiềm năng đất đồi Thường XuânTrang trại cây ăn quả công nghệ cao được xây dựng trên đất đồi xã Ngọc Phụng.

Với 10 ha đất đồi rừng sản xuất, trước đây, gia đình anh Lê Hoàng Hiệp ở thôn Thống Nhất 3, xã Xuân Dương vẫn trung thành với cây keo, còn lại là cây tạp và nhiều diện tích hoang hóa xen lẫn. Mỗi lứa keo kéo dài 5 đến 7 năm, đem về nguồn thu tương đương chỉ gần 10 triệu đồng/ha/năm. Từ năm 2018, anh đi tìm hiểu nhiều nơi, rồi trở về quyết tâm bỏ dần keo để canh tác những cây trồng cho hiệu quả cao hơn. Những vườn mắc ca, bưởi Luận Văn, sim rừng được thế chỗ cho cây keo từng gắn bó nhiều năm. Cùng với đó là những đàn dê duy trì từ 30 đến 50 con, đàn gà trên dưới 100 con mỗi lứa được nuôi thả trong vườn đồi của gia đình.

“Tôi đi học tập ở một số trang trại có điều kiện về nông hóa, thổ nhưỡng tương đồng và tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Sau đó tự thiết kế quy hoạch chi tiết trang trại, từ chuồng trại đến luống cây cụ thể để làm định hướng phát triển. Đến nay, việc xóa bỏ dần cây keo đã chứng minh đúng hướng, nhiều người dân địa phương cũng học tập làm theo, dám đầu tư khoa học - kỹ thuật để phát triển kinh tế vườn rừng” - anh Lê Hoàng Hiệp, chia sẻ.

Theo hạch toán của chủ trang trại tổng hợp này, doanh thu từ trồng trọt và chăn nuôi của gia đình anh trong 2 năm gần đây mỗi năm đều đạt khoảng 390 triệu đồng, trong đó lợi nhuận khoảng 260 triệu đồng, giúp cho kinh tế gia đình có đột phá hơn so với việc trồng rừng keo trước kia. Tuy tính bình quân thu nhập trên đơn vị diện tích chưa cao, nhưng việc phá bỏ cây trồng kém hiệu quả để hình thành mô hình kinh tế tổng hợp đã bắt đầu khơi dậy được tiềm năng quỹ đất nơi đây. Hiện gia đình anh Hiệp đang tiếp tục cải tạo quỹ đất để phát triển kinh tế, chỉ còn 4 ha keo. Mô hình của anh Hiệp đã bước đầu tạo được sự lan tỏa và góp phần thay đổi tư duy sản xuất đồi rừng của nhiều người dân địa phương.

Tại thôn Minh Quang, xã Lương Sơn, gia đình ông Lê Đình Vui đã biến vườn rừng của gia đình thành mô hình kinh tế tổng hợp cho doanh thu hơn 12 tỷ đồng mỗi năm. Khu sản xuất của gia đình được triển khai trên 2 khu đất, trong đó khu xung quanh nhà ở có diện tích 1 ha để trồng các cây ngắn ngày như ngô, sắn, chăn nuôi gà và đặt hàng chục đàn ong. Khu còn lại cách con đường trên triền đồi với diện tích tới 6 ha, từng là dây leo, bụi rậm, từ năm 2018, được gia chủ cải tạo trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn. Hiện gia đình có khu nuôi lợn sinh sản quy mô 120 nái và 6 chuồng trại nuôi lợn thương phẩm, xuất chuồng khoảng 220 con lợn thịt mỗi năm.

Lấy ngắn nuôi dài, tiền lãi hàng năm được tái đầu tư nên đến nay, gia đình ông Vui đã đầu tư tới 8,2 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng chăn nuôi và sản xuất. 600 cây bưởi, 160 cây mít Thái cũng cho gia đình ông thêm nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm. Với những thành công trong hoạt động chăn nuôi và trồng trọt trên đất đồi rừng, năm 2022 và 2023, gia đình ông Vui đều có doanh thu trên 1,2 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 930 triệu đồng. Nếu chia trung bình cho 7 ha đất đồi rừng, mỗi ha đất sinh lời hơn 132,8 triệu đồng, là con số đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế vườn rừng. Không những vậy, mô hình kinh tế tổng hợp này còn góp phần giải quyết 10 việc làm cho lao động địa phương.

Theo bà Lê Thị Hường, Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại huyện Thường Xuân: “Là huyện miền núi, Thường Xuân có diện tích đất rừng sản xuất lớn, với khoảng 23.000 ha. Những năm gần đây, rất nhiều mô hình kinh tế hiệu quả được gây dựng nhờ sự khuyến khích của huyện và các xã. Tuy chưa có thống kê cụ thể, nhưng có thể khẳng định có hàng trăm mô hình kinh tế vườn hộ, vườn đồi đã khẳng định hiệu quả. Những vùng đồi hoang, cây rậm dần được cải tạo thành những mô hình kinh tế, giúp khơi dậy tiềm năng quỹ đất”.

Bài và ảnh: Lê Đồng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]