Hội thảo về phát triển du lịch ở Lang Chánh
Sáng 30/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (gọi tắt là Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo khoa học phản biện “Đề án phát triển du lịch huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án).
Toàn cảnh hội thảo.
Căn cứ vào Dự thảo Đề án và các tài liệu có liên quan được UBND huyện Lang Chánh gửi đến Liên hiệp hội cũng như ý kiến của các thành viên Hội đồng phản biện và các chuyên gia, Liên hiệp hội đã xây dựng thành báo cáo nghiên cứu (mang tính đề dẫn) phục vụ hội thảo phản biện Đề án.
Đề án được nghiên cứu xây dựng một cách công phu, nghiêm túc, trong đó nội dung đã cơ bản nêu được sự cần thiết, căn cứ pháp lý; các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch và những kết quả đạt được trong phát triển du lịch huyện Lang Chánh giai đoạn 2016-2023; những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm phát triển du lịch của các địa phương trong và ngoài nước có điều kiện tương tự, làm cơ sở để xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp phục vụ phát triển du lịch của huyện Lang Chánh đến năm 2030.
Các đại biểu tham dự hội thảo.
Các đại biểu tham dự hội thảo.
Tại hội thảo, các ý kiến thảo luận đều cơ bản thống nhất với sự cần thiết phải xây dựng Đề án; đồng thời cho rằng cần đánh giá rõ hơn thực trạng phát triển du lịch huyện Lang Chánh giai đoạn 2016-2030; làm nổi bật các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tiềm năng phát triển du lịch, tập trung vào các nội dung có tác động đến phát triển du lịch như văn hóa, thông tin, thể thao, y tế, an sinh xã hội, giáo dục và đào tạo.
Đại biểu phát biểu ý kiến tại hội thảo.
Về kết quả đạt được cần tập trung đánh giá kết quả các hoạt động nhằm khai thác tiềm năng phục vụ phát triền du lịch của huyện giai đoạn 2016-2023. Qua đánh giá chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong việc khai thác tiềm năng du lịch của huyện.
Về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch của huyện Lang Chánh đến năm 2030, cần nêu rõ và nhấn mạnh phát triển du lịch huyện Lang Chánh theo hướng bền vững gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, cảnh quan thiên nhiên trên địa bàn huyện và vùng phụ cận.
Về mục tiêu chung, cần nêu rõ đến năm 2030 xây dựng đa dạng sản phẩm du lịch gắn với lợi thế các địa phương trên địa bàn huyện, nhất là các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch tham quan khám phá thiên nhiên, du lịch cộng đồng, nghỉ dưỡng... Đến năm 2035, xây dựng khu du lịch Núi Chí Linh, dãy Pù Rinh trở thành khu du lịch trọng điểm của huyện và của tỉnh, ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhon của huyện, đưa du lịch Lang Chánh trở thành một trong những điểm du lịch trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa.
Mục tiêu cụ thể, cần nghiên cứu tính toán lại các chỉ tiêu về lượt khách du lịch, số cơ sở lưu trú, sức chứa; số lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch; tổng thu du lịch đối với cả hai mốc thời gian.
Đề án cũng cần bố trí, sắp xếp lại để đảm bảo tính logic, chặt chẽ.
Các ý kiến tham gia nhận xét, đánh giá của các thành viên Hội đồng khoa học phản biện và các nhóm chuyên gia là căn cứ để đơn vị xây dựng Đề án chỉnh sửa, bổ sung bố cục, hoàn thiện nội dung đảm bảo tính khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Nguyễn Đạt
{name} - {time}
-
2024-12-10 11:58:00
Sầm Sơn phải phấn đấu mỗi năm có ít nhất một sản phẩm du lịch mới được công bố và đưa vào khai thác
-
2024-12-09 11:10:00
Top 4 khu vui chơi nước ngoài ấn tượng không thể bỏ lỡ
-
2024-08-29 15:40:00
Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn tour du lịch trekking
Săn vé máy bay giá rẻ đi Thanh Hóa trên Traveloka
Nỗ lực là điểm đến an toàn, hấp dẫn
Đánh thức tiềm năng du lịch ở Trung Tiến
Để cái “bắt tay” du lịch đi vào thực chất (Bài cuối): Đổi mới cùng phát triển
Quảng bá văn hóa bản địa qua homestay
Du lịch Thanh Hóa có gì mới trong những tháng cuối năm?
Để cái “bắt tay” du lịch đi vào thực chất (Bài 1): Muốn đi xa hãy đi cùng nhau
Hanotours chia sẻ kinh nghiệm du lịch Châu Âu
Lam Kinh - Điểm đến yêu thích của du khách