(Baothanhhoa.vn) - Nhìn vào bức tranh bán lẻ những năm gần đây cho thấy sự ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 đã khiến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp (DN) sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, các DN bán lẻ đã có nhiều động thái để đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua sắm và chi tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện đại.

Hoạt động bán lẻ “chuyển mình” đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện đại

Nhìn vào bức tranh bán lẻ những năm gần đây cho thấy sự ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 đã khiến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp (DN) sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, các DN bán lẻ đã có nhiều động thái để đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua sắm và chi tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện đại.

Hoạt động bán lẻ “chuyển mình” đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện đạiNgười dân mua hàng tại Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa.

Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong bối cảnh hiện đại, ngành bán lẻ đã đẩy mạnh hơn các phương thức chuyển đổi số, trong đó kênh bán hàng trực tuyến tăng trưởng nhanh chóng. Hệ thống cửa hàng Winmart, WinMart+ là một trong những đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ số trong quản lý hàng hóa, chăm sóc khách hàng và kinh doanh; hệ thống này có gần 60 cửa hàng Winmart, Winmart+ đang hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh với danh mục hàng hóa thiết yếu đa dạng, phong phú, như rau, quả, thịt tươi sống, đồ khô, hàng tạp hóa...

Ông Lê Huy Hoàng, quản lý kinh doanh tại cửa hàng Winmart+ đường Phan Bội Châu (TP Thanh Hóa) cho biết: “Hiện, chúng tôi đã ứng dụng công nghệ số ở 3 lĩnh vực, như sử dụng smartphone để truy xuất nguồn gốc sản phẩm; thanh toán quẹt thẻ trên ứng dụng của ngân hàng và đặc biệt chương trình đi chợ hộ online để khách hàng dễ dàng mua sắm. Theo đó, khách hàng có thể đặt hàng qua điện thoại tại các siêu thị gần nhất, hoặc cũng có thể đặt hàng qua app VinID, chỉ cần chọn tính năng đi chợ. Hơn nữa, với các đơn hàng từ 500.000 đồng trở lên sẽ được miễn phí giao hàng; đơn dưới 500.000 đồng, phí giao hàng là 28.000 đồng và các đơn hàng đặt trước 18 giờ hàng ngày sẽ được giao hàng trong vòng 4 giờ. Nhờ đẩy mạnh bán hàng, giới thiệu sản phẩm trên nền tảng số, Winmart+ đã mở rộng được đối tượng khách hàng; doanh thu của cửa hàng luôn ổn định, nguồn hàng hóa cung cấp bổ sung thường xuyên, cơ bản đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng”.

Bên cạnh các phương phức bán hàng trực tuyến thông thường, các DN bán lẻ đang dần tiếp cận với xu hướng mới là bán hàng đa kênh. Xu hướng này không chỉ diễn ra ở những đơn vị kinh doanh có thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng, mà ngay cả những đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ, thương nhân, tiểu thương... cũng đang áp dụng. Ngoài các website của riêng DN, nhiều đơn vị bán lẻ đang tích cực chạy các chương trình khuyến mại của mình qua các nhóm riêng tại facebook, zalo... để thông tin đến khách hàng được nhanh và thuận tiện hơn. Đơn cử như hệ thống bán lẻ mỹ phẩm Sammishop Thanh Hóa, khi khách hàng mua hàng sẽ được nhân viên xin số điện thoại để tích điểm cũng như để chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất. Khi có chương trình khuyến mại hay có voucher quà tặng sẽ được gửi ngay qua zalo để khách hàng tiện lựa chọn và theo dõi. Đây được cho là cách làm mới hiệu quả.

Chị Nguyễn Linh trú tại đường Lê Hoàn (TP Thanh Hóa) phấn khởi chia sẻ: "Từ ngày các DN bán lẻ đổi mới phương thức kinh doanh, tôi thấy quá trình mua sắm của mình thuận tiện hơn rất nhiều. Nếu như trước đây tôi phải đến tận nơi để xem sản phẩm cũng như tìm hiểu các chương trình ưu đãi, nhưng hiện nay các đơn vị bán lẻ đang rút ngắn khoảng cách giữa người bán và người mua lại bằng cách cung cấp rất rõ thông tin cũng như giá trị sản phẩm trực tiếp cho khách hàng qua điện thoại. Nhờ đó, nhu cầu mua sắm của khách hàng cũng tăng cao mà bản thân mình cũng thấy được trân trọng hơn”.

Có thể nói, nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay cũng đã thay đổi nên bên cạnh chuyển đổi số, ngành bán lẻ cũng cần “nhạy bén” để bắt kịp nhu cầu tiêu dùng hiện đại. Các DN bán lẻ cần từng bước nâng cấp hệ thống, tiệm cận phương thức giao hàng và thanh toán tiện dụng nhất, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân trong mua sắm trực tuyến. Bên cạnh nỗ lực của bản thân DN, sự linh hoạt về cơ chế, chính sách để phù hợp với hoàn cảnh sẽ giúp hoạt động bán lẻ tạo cầu nối tốt hơn giữa sản xuất và tiêu dùng, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, bảo đảm an sinh.

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]