Góp sức xây dựng nông thôn mới
Nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) không chỉ góp phần bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, mà còn tiếp sức cho các địa phương trên địa bàn tỉnh hoàn thành các tiêu chí XDNTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.
Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp xã Nga Tiến (Nga Sơn) XDNTM, NTM nâng cao hiệu quả.
Gia đình chị Hà Thị Hải Yến ở thôn 4, xã Vân Sơn (Triệu Sơn) trước đây có cuộc sống khó khăn. Gia đình thường buôn bán nhỏ lẻ, thu nhập không ổn định nên cuộc sống bấp bênh. Năm 2023, biết đến chương trình hộ mới thoát nghèo của NHCSXH, chị mạnh dạn làm hồ sơ, thủ tục vay vốn. Qua bình xét, gia đình chị đủ điều kiện vay 100 triệu đồng. Từ số vốn trên, gia đình chị đầu tư mua sắm máy may. Nhờ chăm chỉ, chịu khó, cơ sở may mặc của chị ngày một đông khách, hiện tạo việc làm cho 3 lao động với thu nhập ổn định.
Bà Lê Thị Tâm, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn hội phụ nữ thôn 4, xã Vân Sơn, cho biết: Những năm qua, NHCSXH triển khai nhiều chương trình tín dụng nên đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của người dân. Thông qua nguồn vốn ưu đãi đã góp phần duy trì và tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống của Nhân dân, góp phần giúp địa phương phát triển kinh tế - xã hội. Hiện tổ tiết kiệm và vay vốn do bà quản lý có dư nợ 2,5 tỷ đồng với 51 thành viên đang vay vốn. Trong đó, tập trung chủ yếu là chương trình cho vay giải quyết việc làm, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hộ nghèo, cận nghèo...
Cùng với Vân Sơn, những năm qua tại các địa phương khác trên địa bàn tỉnh, người dân đã được vay vốn ưu đãi của NHCSXH để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và góp phần thực hiện một số chỉ tiêu, tiêu chí trong XDNTM như: giảm nghèo; thu nhập; tạo việc làm; nước sạch và môi trường; nhà ở dân cư. Nguồn vốn từ các chương trình tín dụng chính sách trở thành “cánh tay nối dài” của Đảng, Chính phủ, đem các nguồn lực tài chính của Nhà nước cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Tính đến đầu tháng 9/2024, tổng dư nợ các chương trình tín dụng ưu đãi đang triển khai tại NHCSXH Thanh Hóa đạt trên 14.500 tỷ đồng, với gần 310.000 khách hàng đang vay. Trong đó, dư nợ tập trung vào các chương trình lớn, như: cho vay hộ nghèo, cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay phát triển và quản lý nhà ở xã hội... Nguồn tín dụng chính sách được triển khai hiệu quả, đến đúng đối tượng thụ hưởng và sử dụng đúng mục đích góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, “tín dụng đen” ở khu vực nông thôn, giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tự lực vươn lên phát triển sản xuất, kinh doanh...
Để nguồn vốn tín dụng ưu đãi thật sự trở thành “đòn bẩy” giúp sức cho các xã thực hiện các tiêu chí trong XDNTM, NHCSXH Thanh Hóa đã phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác đẩy mạnh tuyên truyền về nguồn vốn cho vay các chương trình hộ nghèo, hộ cận nghèo, sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn; thực hiện giải ngân vốn sau khi thu hồi; ưu tiên nguồn vốn cho vay đối với các xã được tỉnh lựa chọn là xã điểm phấn đấu đạt chuẩn NTM để người dân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Nguồn vốn cho vay được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả đã thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm cho lao động nông thôn, góp phần thiết thực vào thực hiện các tiêu chí thu nhập, tiêu chí hộ nghèo, môi trường... trong XDNTM trên địa bàn tỉnh.
Đến nay, toàn tỉnh có 14 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ XDNTM; 364/465 xã, 717 thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM; 110 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 27 xã, 507 thôn bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; có 525 sản phẩm OCOP đã được công nhận.
Nhằm tạo thêm nguồn lực cho XDNTM, NHCSXH Thanh Hóa tiếp tục tham mưu chuyển nguồn vốn ngân sách địa phương sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cùng với đó, chú trọng công tác đào tạo tập huấn, nâng cao nghiệp vụ của cán bộ tín dụng ngân hàng; tăng cường kiểm tra, giám sát, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn. Đồng thời, đẩy mạnh việc nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình, giúp người dân vươn lên thoát nghèo và làm giàu từ nguồn vốn vay ưu đãi để triển khai thực hiện tốt hơn nữa XDNTM tại các địa phương.
Bài và ảnh: Khánh Phương
{name} - {time}
-
2025-01-12 23:32:00
Nền tảng để Thanh Hóa cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
-
2025-01-12 16:38:00
Doanh nghiệp Thanh Hóa với danh hiệu “Sao Vàng Đất Việt”
-
2024-09-05 14:48:00
Các địa phương chủ động “Gặt lúa chạy bão”
Từ V-A-C đến vườn hộ, vườn mẫu
Hơn 3 triệu lượt khách chọn TTTM Vincom vui chơi, mua sắm dịp Quốc Khánh
Góp “điểm sáng” về xuất khẩu sữa, Vinamilk cho thấy nội lực của thương hiệu Việt
World Travel Awards tiếp tục vinh danh Vietjet với bộ đôi giải thưởng về dịch vụ khách hàng
Bản tin Tài chính 5/9: Giá vàng nhẫn trong nước giảm; Đồng USD hạ nhiệt
Nông dân Vĩnh Lộc khẩn trương thu hoạch lúa vụ mùa tránh bão số 3
Hội Làm vườn và Trang trại Ngọc Lặc với phong trào cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu
Hà Trung đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân
Giảm 50% lệ phí trước bạ: Cú hích lớn cho thị trường ôtô nội địa