(Baothanhhoa.vn) - Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý tài nguyên và môi trường (TN&MT), nhiều năm qua, Sở TN&MT luôn quan tâm, đầu tư cho hoạt động này, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn.

Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn

Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý tài nguyên và môi trường (TN&MT), nhiều năm qua, Sở TN&MT luôn quan tâm, đầu tư cho hoạt động này, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn.

Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên mônCán bộ Trung tâm CNTT, Sở TN&MT kiểm tra các chỉ số môi trường trên hệ thống quan trắc môi trường tự động tại Trung tâm điều hành thuộc Sở TN&MT.

Ông Nguyễn Sơn Hà, Phó Giám đốc Trung tâm CNTT, Sở TN&MT chia sẻ: Từ năm 2003, sở đã được Cục CNTT, Bộ TN&MT quan tâm đầu tư hệ thống mạng LAN đồng bộ và hiện đại. Trên cơ sở đó, nhiều năm qua, sở luôn quan tâm nâng cấp, mua sắm mới trang thiết bị kỹ thuật CNTT và hệ thống máy tính chuyên dụng phục vụ cho công tác chuyên môn; đồng thời tăng cường ứng dụng CNTT trong toàn ngành, đưa nhiều phần mềm chuyên ngành vào sử dụng, như: hệ thống thống kê, kiểm kê đất đai; phần mềm quản lý và cấp phát tư liệu trắc địa (Geodata), phần mềm hệ thống thông tin đất đai (Vilis), phần mềm đo vẽ bản đồ địa chính (Famis), phần mềm quản lý và in bản đồ (Mapinfo), bộ phần mềm biên tập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (TMV. Map, TMV - Cadas), phần mềm thu thập và xử lý các đối tượng đồ họa (Microstation), phần mềm tích hợp cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường (ArcGIS), phần mềm quản lý hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường, phần mềm quản lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường... Qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác chuyên môn cũng như nhu cầu cung cấp thông tin cho cộng đồng. Đặc biệt, năm 2010, sở thành lập website có tên miền www.stnmt.thanhhoa.gov.vn. Thông qua trang điện tử này các đơn vị, doanh nghiệp và người dân có thể tìm hiểu, nắm bắt nhiều thông tin hữu ích liên quan đến các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo điều hành, thông tin về dự án, đấu thầu, hỏi đáp về hoạt động TN&MT... Qua thống kê, đến nay đã có trên 4 triệu lượt người tham gia truy cập.

Để công tác quản lý, chỉ đạo điều hành trên môi trường mạng mang lại hiệu quả thiết thực, cùng với việc nghiên cứu và đưa vào vận hành phần mềm Kho-Online, sở đã đưa phần mềm TD Office quản lý văn bản và hồ sơ công việc vào sử dụng. Nhờ đó, việc triển khai thực hiện về sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động, trao đổi thông tin trong nội bộ cơ quan, đơn vị, như: Tài liệu phục vụ các cuộc họp, hội nghị, báo cáo, thông báo, tài liệu cần trao đổi trong quá trình giải quyết công việc được cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cập nhật liên tục, thường xuyên. Bên cạnh đó, Sở TN&MT cũng đã tổ chức quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn các hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu (CSDL) như: phần mềm dịch vụ công trực tuyến, CSDL tài nguyên nước, CSDL tài nguyên biển, CSDL đa dạng sinh học, hệ thống quan trắc môi trường, CSDL địa chính 4 huyện (Triệu Sơn, Yên Định, Hà Trung, Thiệu Hóa).

Cùng với hoạt động trên, cuối năm 2019, Sở TN&MT đưa vào vận hành, quản trị hệ thống quan trắc môi trường tự động tại trung tâm điều hành bao gồm: 88 trạm quan trắc của 18 doanh nghiệp và 3 trạm quan trắc do Nhà nước đầu tư đặt tại thị xã Bỉm Sơn và thị xã Nghi Sơn. Đến nay đã cấu hình được 77 trạm vào phần mềm, 77 trạm đã truyền số liệu về Bộ TN&MT. Từ hoạt động quan trắc tự động này có thể phát hiện, cảnh báo sớm nguy cơ ô nhiễm môi trường gửi cơ quan chức năng, chính quyền địa phương để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.

Được biết, ngoài đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT, đưa vào sử dụng các phần mền chuyên ngành, thời gian qua, Sở TN&MT luôn chú trọng chuyển giao khoa học - kỹ thuật, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và trình độ ứng dụng CNTT cho cán bộ cơ sở các huyện, thị xã, thành phố, nhằm bảo đảm công tác quản lý TN&MT được toàn diện, hiệu quả, thống nhất trong toàn tỉnh. Trung bình mỗi năm, Trung tâm CNTT, Sở TN&MT mở 5 lớp tập huấn về sử dụng phần mềm chuyên ngành cho trên 600 cán bộ, công chức, viên chức phòng TN&MT, văn phòng đăng ký sử dụng đất cấp huyện và cán bộ địa chính cấp xã trong toàn tỉnh.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm CNTT, Sở TN&MT Nguyễn Sơn Hà, việc xây dựng nhiều bộ CSDL ở các lĩnh vực của ngành cũng như ứng dụng nhiều phần mềm chuyên ngành đã và đang góp phần nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn; đẩy mạnh cải cách hành chính và bảo đảm công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân. Đặc biệt, qua ứng dụng CNTT, Sở TN&MT đã tổ chức thành công nhiều cuộc họp trực tuyến mang lại hiệu quả thiết thực. Nhiệm vụ và mục tiêu đặt ra trong thời gian tới của Sở TN&MT là tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý ngành, cung cấp các dịch vụ trực tuyến phục vụ doanh nghiệp và người dân; cập nhật ứng dụng phần mềm theo quy trình, quy phạm của Bộ TN&MT. Rà soát, hoàn thành “Đề án xây dựng hệ thống bản đồ địa chính, lập hồ sơ và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023-2028” trình tỉnh phê duyệt; sớm đưa vào vận hành hệ thống thông tin và CSDL quản lý TN&MT tỉnh Thanh Hóa kết nối liên thông với hệ thống thông tin chuyên ngành của Bộ TN&MT, Cổng dịch vụ công của tỉnh, của quốc gia, cơ quan thuế để chia sẻ, kết nối dữ liệu, góp phần nâng cao công tác quản lý Nhà nước về TN&MT, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày một tốt hơn.

Bài và ảnh: Lê Phong



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]