(Baothanhhoa.vn) - Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân cùng sự nỗ lực của toàn ngành giáo dục, công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (ĐCQG) trên địa bàn tỉnh trong những qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển giáo dục mầm non theo hướng chuẩn hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân cùng sự nỗ lực của toàn ngành giáo dục, công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (ĐCQG) trên địa bàn tỉnh trong những qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển giáo dục mầm non theo hướng chuẩn hóa.

Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Cơ sở vật chất, khuôn viên Trường Mầm non Tân Phong 2 (Quảng Xương) được đầu tư xây dựng khang trang, đáp ứng tiêu chí trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Xác định được tầm quan trọng của xây dựng trường mầm non ĐCQG đối với việc nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, ngành giáo dục tỉnh nhà đã tham mưu cho tỉnh chỉ đạo Đảng bộ, HĐND, UBND cấp huyện quan tâm phát triển giáo dục nói chung, xây dựng trường mầm non ĐCQG nói riêng. Trên cơ sở đó, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã thành lập ban chỉ đạo xây dựng trường ĐCQG cấp huyện, cấp xã. Đồng thời, xây dựng kế hoạch, lộ trình xây dựng trường ĐCQG trên địa bàn theo từng năm, từng giai đoạn và theo từng mức độ. Công tác xây dựng trường ĐCQG được các nhà trường gắn chặt với yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, kiểm định chất lượng... Với cách làm này, những năm gần đây, nhiều địa phương có bước đột phá trong xây dựng trường chuẩn như Hoằng Hóa, Quảng Xương, Hà Trung, Hậu Lộc... Theo thống kê, hiện toàn tỉnh đã có 522/681 trường mầm non ĐCQG, trong đó có gần 100 trường ĐCQG mức độ 2.

Tại huyện Quảng Xương, để nâng cao hiệu quả xây dựng trường mầm non ĐCQG, cùng với công tác chỉ đạo, tuyên truyền, huy động các nguồn lực đầu tư, mỗi năm, huyện đều trích một phần kinh phí từ ngân sách để hỗ trợ, kích cầu các nhà trường trong lộ trình xây dựng chuẩn mua sắm trang thiết bị dạy học, chuẩn hóa cơ sở vật chất. Theo đó, diện mạo các nhà trường ngày một khang trang, sạch, đẹp. Đến nay, 100% trường mầm non trong huyện đã được xây dựng kiên cố, hiện đại, 29/30 trường ĐCQG, đạt tỷ lệ 96,7%. Cô giáo Nguyễn Thị Nhung, Hiệu trưởng Trường Mầm non Tân Phong 2, thị trấn Tân Phong cho hay: “Năm 2019 nhà trường đã tham mưu và được chính quyền địa phương quan tâm đầu tư nhiều hạng mục cơ sở vật chất như xây mới phòng học đa năng, cải tạo lại các phòng học, nâng cấp khuôn viên sân trường. Ngoài ra, nhà trường cũng đã huy động xã hội hóa nâng cấp khu vận động cho trẻ, vườn cổ tích, bổ sung trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, xây dựng môi trường bên trong lớp học... Từ kết quả này cùng với việc duy trì, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, cuối năm 2021 nhà trường đã được công nhận lại trường ĐCQG mức 2. Đây vừa là niềm tự hào, cũng là động lực để mỗi cán bộ, giáo viên nhà trường phấn đấu nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ cũng như huy động trẻ ra lớp, duy trì kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi”. Được biết, tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo ra lớp của Trường Mầm non Tân Phong 2 hằng năm luôn đạt 100%; chất lượng các hoạt động giáo dục không ngừng được nâng lên; 100% học sinh học tại trường được ăn bán trú, khám sức khỏe định kỳ, được bảo đảm an toàn cả về thể chất và tinh thần...

Tương tự, với sự vào cuộc của chính quyền địa phương cùng giải pháp huy động sức dân trong xây dựng cơ sở vật chất, diện mạo các trường mầm non trên địa bàn huyện Hà Trung từng bước khởi sắc. Theo thống kê, toàn huyện đã có 23/24 trường mầm non ĐCQG. Tính từ năm học 2020-2021 đến nay, ngành chức năng đã kiểm tra, thẩm định công nhận mới, công nhận lại 3 trường đạt chuẩn, gồm: Trường Mầm non Hà Lâm (công nhận mới), Trường Mầm non Hà Ninh và Hà Sơn (công nhận lại). Theo đánh giá của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hà Trung, các trường ĐCQG trên địa bàn đã và đang phát huy vai trò động lực thúc đẩy việc thực hiện chiến lược phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Bởi khi các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên được bảo đảm, môi trường giáo dục an toàn thì việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ sẽ phát huy hiệu quả, việc đến trường của trẻ sẽ đúng với phương châm “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

Có thể thấy, trong giai đoạn hiện nay, xây dựng trường ĐCQG ở các bậc học nói chung, ở bậc học mầm non nói riêng là yêu cầu tất yếu, khách quan của sự nghiệp phát triển giáo dục. Thông qua xây dựng trường chuẩn, các điều kiện về cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công tác quản lý trường học được nâng cao rõ rệt, qua đó, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ không ngừng được nâng cao. Mục tiêu của ngành giáo dục trong giai đoạn tới là tiếp tục củng cố, giữ vững và phát triển số lượng trường mầm non ĐCQG trong toàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 81% số trường mầm non ĐCQG.

Bài và ảnh: Lê Phong


Bài và ảnh: Lê Phong

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]