(Baothanhhoa.vn) - Với nhiều giải pháp thiết thực cùng sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia (CQG) của huyện Quảng Xương trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, bậc học, thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).

Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở huyện Quảng Xương - những hiệu ứng tích cực

Với nhiều giải pháp thiết thực cùng sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia (CQG) của huyện Quảng Xương trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, bậc học, thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).

Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở huyện Quảng Xương - những hiệu ứng tích cực

Khuôn viên Trường THCS Quảng Ninh được xây dựng khang trang, sạch đẹp bảo đảm tiêu chí trường chuẩn quốc gia.

Phòng học khang trang, khuôn viên sân trường sạch, đẹp, thoáng mát, trang thiết bị dạy, học được đầu tư đồng bộ... đó là những gì mà chúng tôi ghi nhận được khi đến thăm Trường THCS Quảng Ninh. Được biết, từ khi được công nhận trường đạt CQG mức độ 1 năm 2010, mức độ 2 năm 2021, các hoạt động giáo dục của Trường THCS Quảng Ninh không ngừng đẩy mạnh, hạ tầng cơ sở vật chất được tăng cường, các phong trào thi đua của ngành, của địa phương phát động luôn thu hút sự quan tâm của cán bộ, giáo viên và học sinh với khí thế, tinh thần hào hứng, sôi nổi. Hoạt động giảng dạy, học tập của thầy và trò nhà trường được thực hiện linh hoạt, đổi mới theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Thầy giáo Bùi Tuấn Việt, Hiệu trưởng Trường THCS Quảng Ninh, chia sẻ: Xây dựng trường học đạt CQG là chủ trương lớn mang tính chiến lược của ngành GD&ĐT nhằm chuẩn hóa cơ sở hạ tầng, đồ dùng và trang thiết bị dạy, học. Đồng thời, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, trong suốt quá trình xây dựng trường chuẩn, nhà trường cũng như chính quyền địa phương luôn nỗ lực tìm mọi nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học; không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, quản lý, giáo viên. Đến nay, tỷ lệ giáo viên của nhà trường đạt chuẩn và trên chuẩn là 100%. Đặc biệt, để đáp ứng các tiêu chí của trường CQG, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học được nhà trường chú trọng và khuyến khích giáo viên dạy học theo hướng mở, lấy học sinh làm trung tâm, không áp đặt, không rập khuôn máy móc. Từ đó chất lượng giáo dục của nhà trường không ngừng được nâng cao với gần 60% học sinh đạt học lực khá, giỏi; tỷ lệ học sinh thi đậu vào THPT luôn đạt trên 95%; mỗi năm có từ 30 đến 45 em đạt giải học sinh giỏi cấp huyện và tỉnh...

Tại Trường Mầm non Tân Phong 2, thị trấn Tân Phong, công tác xây dựng trường đạt CQG cũng được ban giám hiệu nhà trường xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Cô giáo Nguyễn Thị Nhung, Hiệu trưởng Trường Mầm non Tân Phong 2 thị trấn Tân Phong, cho hay: Nhà trường đạt CQG mức độ 1 từ năm 2014, đến năm 2019 nhà trường đã tham mưu và được chính quyền địa phương quan tâm đầu tư nhiều hạng mục cơ sở vật chất như xây mới phòng học đa năng, cải tạo lại các phòng học, nâng cấp khuôn viên sân trường bảo đảm các tiêu chí của trường đạt chuẩn mức độ 2. Bên cạnh đó, nhà trường cũng đã huy động xã hội hóa nâng cấp khu vận động cho trẻ, vườn cổ tích, bổ sung trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, xây dựng môi trường bên trong lớp học... Từ kết quả này cùng với việc duy trì, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, cuối năm 2021 nhà trường đã được công nhận lại trường CQG mức độ 2. Đây vừa là niềm tự hào và cũng là động lực để mỗi cán bộ, giáo viên nhà trường phấn đấu nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ cũng như huy động trẻ ra lớp, duy trì kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Được biết, tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo ra lớp của Trường Mầm non Tân Phong 2 hằng năm luôn đạt 100%; chất lượng các hoạt động giáo dục không ngừng được nâng lên; 100% học sinh học tại trường được ăn bán trú, khám sức khỏe định kỳ, được bảo đảm an toàn cả về thể chất và tinh thần...

Mỗi đơn vị trường trên địa bàn huyện Quảng Xương khi bắt tay vào xây dựng CQG đều có những thuận lợi và khó khăn riêng. Xác định được điều đó, ngành GD&ĐT huyện đã sớm lập kế hoạch về lộ trình thực hiện, nắm bắt thực lực của các đơn vị trường để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu cần phát huy và khắc phục. Ngoài ra, ban chỉ đạo xây dựng trường đạt CQG của huyện luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân về tầm quan trọng, ý nghĩa và sự cần thiết xây dựng các nhà trường theo tiêu chí trường đạt CQG. Trên cơ sở đó, các xã, thị trấn cũng tích cực vào cuộc, huy động nguồn lực; phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, tranh thủ sự ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân, các doanh nghiệp và các nhà hảo tâm tập trung làm tốt nhiệm vụ xây dựng trường đạt CQG theo chỉ tiêu kế hoạch năm. Đặc biệt, tháng 7-2021, huyện ban hành Đề án “Nâng cao chất lượng trường CQG trên địa bàn huyện Quảng Xương giai đoạn 2021-2025”. Việc xây dựng đề án nhằm phát huy kết quả đạt được của giai đoạn trước, đồng thời là cơ sở để các địa phương xây dựng kế hoạch tập trung đầu tư có trọng điểm, kết hợp các nguồn vốn của Nhà nước với sự đóng góp của Nhân dân và các tổ chức xã hội, nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI. Theo thống kê, hiện nay, toàn huyện Quảng Xương đã có 85/86 trường đạt CQG, đạt tỷ lệ 98,8%. Trong đó cấp THCS có 28/28 trường đạt chuẩn, tiểu học có 28/28 trường đạt chuẩn; mầm non 29/30 trường đạt chuẩn. Tính riêng trong năm 2021 toàn huyện xây dựng và được công nhận mới, công nhận lại 10 trường học đạt chuẩn ở cả 3 cấp học mầm non, tiểu học và THCS với tổng kinh phí huy động trên 62,8 tỷ đồng từ ngân sách địa phương và xã hội hóa.

Kết quả trên cho thấy, thành công trong công tác xây dựng trường đạt CQG ở huyện Quảng Xương, ngoài sự quan tâm đầu tư của ngành giáo dục, chính quyền các cấp và sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, phải kể đến sự đồng tình, hưởng ứng tích cực của người dân trong công tác xã hội hóa giáo dục. Theo đánh giá của Phòng GD&ĐT huyện Quảng Xương, các trường đạt CQG trên địa bàn huyện đã và đang phát huy vai trò là động lực thúc đẩy việc thực hiện chiến lược phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà.

Bài và ảnh: Phong Sắc


Bài và ảnh: Phong Sắc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]