(Baothanhhoa.vn) - Với truyền thống, kinh nghiệm, thành tựu đã đạt được sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, 5 năm qua, Đảng bộ Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức đã đoàn kết, thống nhất, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ trường lần thứ IV, nhiệm kỳ 2015-2020, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH), từng bước khẳng định vị thế của nhà trường trong hệ thống giáo dục ĐH nước nhà.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng Trường Đại học Hồng Đức trở thành trung tâm đào tạo nguồn lực và khoa học công nghệ uy tín trong cả nước

Với truyền thống, kinh nghiệm, thành tựu đã đạt được sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, 5 năm qua, Đảng bộ Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức đã đoàn kết, thống nhất, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ trường lần thứ IV, nhiệm kỳ 2015-2020, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH), từng bước khẳng định vị thế của nhà trường trong hệ thống giáo dục ĐH nước nhà.

Xây dựng Trường Đại học Hồng Đức trở thành trung tâm đào tạo nguồn lực và khoa học công nghệ uy tín trong cả nước

Sinh viên Trường Đại học Hồng Đức trong giờ thực hành thí nghiệm. Ảnh: Phong Sắc

Từ sự đoàn kết, thống nhất, nhiệm kỳ 2015 – 2020, đảng bộ nhà trường đã tập trung lãnh đạo thực hiện hiệu quả mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI); không ngừng mở rộng và đa dạng các loại hình, ngành nghề, trình độ đào tạo và bồi dưỡng; ổn định quy mô đào tạo gắn với tập trung nâng cao chất lượng đào tạo. 5 năm qua, nhà trường đã mở mới được 2 chuyên ngành tiến sĩ, 9 chuyên ngành thạc sĩ, 7 ngành đào tạo ĐH, 4 ngành đào tạo sư phạm chất lượng cao, 2 ngành ĐH văn bằng hai; tổ chức triển khai đào tạo 4 ngành chất lượng cao, 5 nhóm ngành đào tạo trọng điểm, như: sư phạm, công nghệ thông tin, nông - lâm - ngư nghiệp, kinh tế - quản trị kinh doanh, công trình xây dựng. Cùng với đó, công tác tuyển sinh không ngừng được đổi mới, đa dạng hóa phương thức, ổn định quy mô đào tạo khoảng 10.000 người học/năm ở tất cả các trình độ, bậc đào tạo để tập trung nâng cao chất lượng đào tạo. Ngoài ra, đảng bộ nhà trường thường xuyên chỉ đạo rà soát, điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạo, bảo đảm tính liên thông, khoa học, hiện đại, sát với thực tiễn. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát huy tính sáng tạo và năng lực của người học, nhờ đó, chất lượng đào tạo ngày càng nâng cao, tỷ lệ sinh viên (SV) đạt học lực từ khá trở lên tăng hằng năm đạt từ 37% (năm học 2014-2015) lên 53,32% (năm học 2018-2019); tỷ lệ SV tốt nghiệp có việc làm và làm đúng ngành đào tạo sau 1 năm tốt nghiệp tăng nhanh, đạt trên 80%. SV tốt nghiệp ra trường bảo đảm yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, có khả năng thích ứng với thực tiễn xã hội. Theo thống kê, trong 5 năm qua, nhà trường đã đào tạo được 14.648 người học tốt nghiệp (1.186 thạc sĩ, 11.328 ĐH, 1.397 cao đẳng và 557 trung cấp), góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao cho tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung.

Cùng với công tác đào tạo, hoạt động NCKH cũng được đảng bộ nhà trường đẩy mạnh, đổi mới theo hướng chặt chẽ, nền nếp, thu hút đông đảo cán bộ, giảng viên (CBGV), SV tham gia. Trong nhiệm kỳ 2015-2020, nhà trường thực hiện 310 đề tài, dự án khoa học và công nghệ (KH&CN), trong đó 10 đề tài, dự án cấp quốc gia và tương đương (tăng 5 đề tài, đạt 200%); 25 đề tài cấp bộ, 36 đề tài, dự án cấp tỉnh (tăng 13 đề tài, đạt 152%); 240 đề tài cấp cơ sở. Không chỉ vượt về số lượng đề tài, dự án KH&CN so với chỉ tiêu nghị quyết đại hội lần thứ IV mà còn vượt cả về nguồn thu. Trong nhiệm kỳ, nguồn thu ngân sách ngoài trường cho hoạt động KH&CN đạt trên 59,5 tỷ đồng, tăng khoảng 39 tỷ đồng, vượt 2,95 lần so với nhiệm kỳ trước. Đặc biệt, chất lượng các đề tài ngày càng được nâng cao. Một số đề tài, dự án có phạm vi, quy mô lớn, nội dung liên ngành, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra, như: Xây dựng các mô hình phục vụ chương trình phát triển nông thôn miền núi; ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo tồn quỹ gen; công nghệ nhà thông minh; đổi mới sáng tạo khởi nghiệp. Một số sản phẩm nghiên cứu của nhà trường đã được thương mại hóa để thúc đẩy sản xuất phát triển, như: Giống lúa HD 9; bơm thủy năng HDBT; hệ thống điều khiển nhà trạm viễn thông thông minh... Bên cạnh đó, số lượng bài báo công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành cũng tăng vượt bậc. Từ năm 2015 đến nay, toàn trường đã công bố 1.701 bài báo chuyên ngành (tăng 801 bài, đạt 189%), trong đó có 185 bài báo trên các tạp chí quốc tế (tăng 125 bài, đạt 208%); 122 bài trên tạp chí thuộc danh mục ISI, Scopus, vượt xa chỉ tiêu nghị quyết đại hội lần thứ IV đề ra. Hoạt động hợp tác quốc tế tiếp tục được duy trì và có bước phát triển. Hiện nay, nhà trường đã thiết lập được mối quan hệ với trên 40 trường ĐH, cơ sở đào tạo uy tín trên thế giới. Trong đó có nhiều chương trình mang lại hiệu quả tích cực như, chương trình liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh với Trường ĐH Soongsil (Hàn Quốc), chương trình phối hợp đào tạo và NCKH với Trường ĐH Zielona Gora (Ba Lan)...

Giai đoạn nào cũng vậy, xây dựng đội ngũ CBGV giỏi, tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn cao luôn là khâu then chốt quyết định chất lượng đào tạo, vì vậy, nhiều năm qua, Đảng bộ Trường ĐH Hồng Đức đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng tổ chức bộ máy, phát triển đội ngũ CBGV đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng. Đến nay, nhà trường đã có 20 phó giáo sư, 152 tiến sĩ, đây là điều kiện thuận lợi để nhà trường mở rộng, nâng cao chất lượng đào tạo các ngành nghề, góp phần khẳng định vị thế, uy tín của trường trong hệ thống các trường ĐH trong nước.

Trong công tác xây dựng Đảng, đảng ủy cũng đã đề ra nhiều giải pháp nâng cao chất lượng, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng. Triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Đồng thời, quan tâm đến việc bồi dưỡng tạo nguồn phát triển đảng viên, nhất là đội ngũ giảng viên trẻ và SV. Trong 5 năm qua đã kết nạp được 320 đảng viên mới, trong đó 211 đảng viên là SV.

Bước vào giai đoạn 2020-2025 với những thời cơ, thách thức mới trong sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ Trường ĐH Hồng Đức xác định, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ; xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, bảo đảm về cơ cấu và chất lượng; nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học và đáp ứng nhu cầu xã hội; đẩy mạnh hoạt động KH&CN gắn với việc nâng cao chất lượng đào tạo và phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đất nước; không ngừng mở rộng hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH, xây dựng nhà trường trở thành trung tâm giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu, chuyển giao công nghệ ngang tầm với với các trường ĐH có uy tín trong nước, có vị trí xứng đáng trong hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam.

Hoàng Nam

Bí thư Đảng ủy, Quyền Hiệu trưởng

Trường ĐH Hồng Đức



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]