(Baothanhhoa.vn) - Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo, Trường Trung cấp Nghề giao thông – vận tải (GTVT) Thanh Hóa luôn thực hiện các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo; trong đó, chú trọng huy động các nguồn lực cho việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Trường Trung cấp Nghề giao thông – vận tải đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo, Trường Trung cấp Nghề giao thông – vận tải (GTVT) Thanh Hóa luôn thực hiện các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo; trong đó, chú trọng huy động các nguồn lực cho việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học.

Trường Trung cấp Nghề giao thông – vận tải đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạoTrung tâm Đào tạo, sát hạch lái xe ô tô các hạng (Trường Trung cấp Nghề giao thông – vận tải).

Đến nay, Trường Trung cấp Nghề GTVT có 2 cơ sở đào tạo (tại TP Thanh Hóa và huyện Ngọc Lặc), có đủ các phòng học chuyên môn, phòng mô hình học cụ, 2 phòng học và thi Luật Giao thông đường bộ trên máy vi tính với 55 máy, 2 máy chủ; hệ thống sân học và thi đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ GTVT; đã lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống chấm điểm tự động trên sân sát hạch và các sân tập phụ; hệ thống chiếu sáng phục vụ học ban đêm. Ngoài ra, năm 2020, nhà trường đã đầu tư mua sắm trang thiết bị văn phòng; sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất bảo đảm môi trường làm việc; mua mới 10 xe ô tô Vios tập lái hạng B, tổng giá trị 5,4 tỷ đồng. Ngoài ra, nhà trường đầu tư sửa chữa, nâng cấp nhà hiệu bộ, các phòng học và các trang thiết bị, khuôn viên nhà trường, với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ đồng. Lắp đặt công nghệ phần mềm quản lý nhận dạng, theo dõi thời gian học lý thuyết môn pháp luật giao thông đường bộ cho học viên học lái xe ô tô theo quy định của Bộ GTVT, tổng giá trị 160 triệu đồng. Đi đôi với đầu tư cơ sở vật chất, nhà trường quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, giáo viên..., tham gia các lớp đào tạo trong và ngoài tỉnh nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển đào tạo nghề. Thực hiện các thông tư, văn bản chỉ đạo của Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Tổng cục Dạy nghề, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng chương trình, giáo trình, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và đề nghị Sở GTVT cấp lại giấy phép đào tạo lái xe với lưu lượng trên 1.000 học viên. Đi đôi với đó, nhà trường thực hiện rà soát, bố trí cán bộ, công chức, người lao động phù hợp nhằm phát huy năng lực của từng người trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao... Xây dựng chương trình đào tạo để lập kế hoạch giảng dạy; thực hiện nhiều biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng đào tạo, như: Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên; đầu tư đổi mới phương tiện phục vụ cho việc dạy và học, tăng thời gian học, nhất là thời gian học thực hành. Tổ chức khám sức khỏe tại trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học. Tiếp nhận, kiểm tra chặt chẽ hồ sơ của người học đến quá trình học lý thuyết, học thực hành nhằm góp phần bảo đảm, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Ngoài ra, nhà trường phối hợp với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên của các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị trong tỉnh mở các lớp đào tạo, cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân... Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, những năm gần đây chất lượng đào tạo của Trường Trung cấp Nghề GTVT không ngừng được nâng lên, đáp ứng nhu cầu học ngày càng tăng của Nhân dân. Năm 2020 và tháng 1–2021, nhà trường đào tạo, cấp 22.750 giấy phép lái xe các hạng (năm 2020 là 21.031, tháng 1–2021 là 1.719); đào tạo, cấp chứng nhận hệ trung cấp nghề, sơ cấp nghề vận hành máy thi công nền, công nghệ ô tô, vận hành máy xúc cho 177 học viên.

Đồng chí Phan Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề GTVT, cho biết: Thời gian tới, nhà trường tiếp tục tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng; không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức lối sống cho cán bộ, công chức, người lao động, đáp ứng yêu cầu tại Nghị định số 65/NĐ-CP ngày 1–7–2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe và dịch vụ sát hạch lái xe; Thông tư số 12/2017/TT–BGTVT ngày 15–4-2017 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Tập trung làm tốt công tác tuyển sinh, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo lái xe ô tô các hạng, lái xe mô tô, hệ trung cấp nghề, sơ cấp nghề. Nhà trường tiếp tục phối hợp với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên của các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị trong tỉnh mở các lớp dạy nghề, đào tạo lái xe mô tô hạng A1 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân. Nhà trường tập trung chỉ đạo bảo đảm chất lượng cho tất cả các ngành nghề đào tạo, phấn đấu kết quả sát hạch lái xe ô tô và xe mô tô đạt từ 75% trở lên; các ngành nghề khác thi tốt nghiệp đạt 100%; trong đó, có 70% khá giỏi trở lên.

Bài và ảnh: Xuân Hùng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]