(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Chỉ thị số 1112/CT-BGDĐT, ngày 19-8-2022 của Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023, UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023.

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022 - 2023

Thực hiện Chỉ thị số 1112/CT-BGDĐT, ngày 19-8-2022 của Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023, UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023.

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022 - 2023

Ảnh minh họa.

Cụ thể, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tiếp tục rà soát các điểm nghẽn, nút thắt trong các quy định của pháp luật, các cơ chế, chính sách của tỉnh còn hiệu lực để tham mưu cho cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện các đề án, chương trình bảo đảm tính khả thi, công khai, minh bạch, tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 chủ động, linh hoạt để thích ứng với tình hình thiên tai, dịch bệnh, vừa bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên, vừa củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục. Tuyên truyền để cha mẹ học sinh đưa trẻ em từ 5 đến 17 tuổi đi tiêm vắc xin phòng ngừa COVID-19 đảm bảo số mũi tiêm và khoảng cách giữa các lần tiêm theo khuyến cáo của ngành Y tế.

Đồng thời, tăng cường công tác giáo dục chính trị đối với nhà giáo và học sinh, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để tạo sự đoàn kết, thống nhất trong toàn ngành; xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp thực sự gương mẫu, là tấm gương cho học sinh, sinh viên noi theo. Đẩy mạnh công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho học sinh, sinh viên; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cơ sở giáo dục và đào tạo. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng văn hóa học đường, chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh, phát huy những giá trị tích cực về thuần phong, mỹ tục, nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục quốc phòng - an ninh.

Nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Trong đó, chú trọng triển khai bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Triển khai đánh giá công chức, viên chức và các quy định về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hiện hành, gắn kết quả đánh giá xếp loại công chức, viên chức với công tác cải cách hành chính, thi đua khen thưởng để tạo động lực cho đội ngũ chuyên tâm với nghề. Thực hiện tốt chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Tăng cường xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên.

Nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non, trong đó tập trung phát triển Chương trình giáo dục nhà trường theo quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1. Phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế; quan tâm phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn và vùng có khu công nghiệp. Tăng cường quản lý, hỗ trợ nâng cao chất lượng nhóm, lớp độc lập tư thục.

Triển khai thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông chất lượng, hiệu quả. Xây dựng kế hoạch về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong Giáo dục phổ thông theo hướng mở; đổi mới nội dung, hình thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường lao động.

Củng cố, phát triển mạng lưới các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên. Bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục và đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tộc thiểu số, người sống ở miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các đối tượng chính sách khác. Phát triển các phương thức giáo dục hòa nhập, chuyên biệt và bán chuyên biệt để đáp ứng quyền được học tập của người học là người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Chú trọng đổi mới mạnh mẽ phương pháp, hình thức giáo dục phổ thông theo hướng phát huy, phát triển năng lực học sinh; dạy học đúng đối tượng; đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh. Giữ vững và phát huy chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn. Triển khai công tác chuẩn bị, đảm bảo các điều kiện tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023.

Tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo; tăng cường các điều kiện đảm bảo và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học trực tuyến và trong công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục và đào tạo nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi sai phạm trong giáo dục và đào tạo. Tăng cường các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; khuyến khích và tạo điều kiện cho các giáo dục và đào tạo đẩy mạnh hội nhập quốc tế.

Tổ chức các phong trào thi đua thiết thực chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” gắn với các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động, việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Chủ động thông tin, truyền thông về các chủ trương, chính sách mới của ngành và việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; tăng cường phối hợp, xử lý hiệu quả các vấn đề về truyền thông, nhất là các vấn đề xã hội quan tâm, bức xúc để xã hội, nhân dân hiểu, chia sẻ, ủng hộ và đóng góp nhiều hơn cho ngành.

Các Sở: Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo để giải quyết các công việc liên quan của ngành, đơn vị mình, nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết để ngành giáo dục hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2022 - 2023.

UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 theo đúng Chỉ thị số 1112/CT-BGDĐT; tổ chức thực hiện các chính sách về giáo dục; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giải quyết kịp thời các yêu cầu, đề xuất, kiến nghị của các trường học, cơ sở giáo dục; tăng cường trách nhiệm của các ngành chức năng và UBND xã, phường, thị trấn về đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tại địa phương, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học mới. Có giải pháp điều động, bố trí hợp lý đội ngũ giáo viên, nhân viên cho các nhà trường thuộc địa bàn quản lý đảm bảo số lượng, chất lượng, tránh tình trạng thừa, thiếu cục bộ; tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo quy định; chú trọng triển khai bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu, tài liệu dạy học và bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo quy định. Bố trí ngân sách địa phương, lồng ghép có hiệu quả và sử dụng đúng mục đích nguồn vốn từ các chương trình, đề án, dự án; huy động các nguồn tài chính hợp pháp để thực hiện có hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

UBND tỉnh yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc tổ chức thực hiện.

BĐT


BĐT

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]