(Baothanhhoa.vn) - Sáng 20-8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết 1 năm thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (SGK GDPT).

Tổng kết 1 năm thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

Sáng 20-8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết 1 năm thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (SGK GDPT).

Tổng kết 1 năm thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa

Các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị còn có đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ, một số bộ, ban, ngành trung ương, các đơn vị liên quan và lãnh đạo UBND, Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố tại 63 điểm cầu trên toàn quốc.

Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì điểm cầu tại Thanh Hóa. Tham gia tại điểm cầu Thanh Hóa còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố.

Trong năm qua, căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật quy định về triển khai thực hiện chương trình, Bộ GDĐT đã ban hành các văn bản hướng dẫn về chuyên môn để tổ chức triển khai thực hiện chương trình, SGK GDPT 2018 đối với lớp 1. Các nhà trường đã chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện Chương trình, SGK GDPT đối với cấp tiểu học, đặc biệt đối với lớp 1; khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động giáo dục của nhà trường; đảm bảo tính dân chủ, công khai, thống nhất giữa các tổ chức trong nhà trường; phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.

100% trường tiểu học ưu tiên thực hiện đảm bảo tỉ lệ 1 phòng học/lớp, cơ sở vật chất, sĩ số học sinh/lớp; đảm bảo tỷ lệ giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên để thực hiện dạy học các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học tự chọn theo quy định. 100% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; kế hoạch giáo dục đảm bảo phân bổ hợp lí giữa các nội dung giáo dục, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu cầu cần đạt của chương trình; tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục; thời khóa biểu đã được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo tỉ lệ hợp lý giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lí về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học. Tất cả các trường tiểu học đã hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch, chất lượng học sinh đảm bảo theo chuẩn đầu ra, yêu cầu cần đạt của chương trình…

Tại hội nghị, nhiều ý kiến tham luận đã tập trung thảo luận các giải pháp tiếp tục đổi mới chương trình, SGK GDPT trong năm học 2021-2022 và những năm tiếp theo.

Phát biểu tại hội nghị, các đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã biểu dương những kết quả của ngành và các địa phương đã đạt được trong việc thực hiện đổi mới chương trình, SGK GDPT trong năm qua. Đề nghị trong thời gian tới tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành trung ương, các địa phương tổ chức thực hiện hiệu quả các giải pháp đổi mới Chương trình, SGK GDPT; Tiếp tục chỉ đạo thực hiện công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý đảm bảo chất lượng, hiệu quả; hoàn thành việc xây dựng quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm, ban hành chuẩn chương trình đào tạo giáo viên các trình độ; thực hiện đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của trường sư phạm; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đảm bảo yêu cầu về số lượng, cơ cấu, chất lượng theo lộ trình thực hiện.

Các địa phương rà soát, sắp xếp hợp lý mạng lưới cơ sở giáo dục; rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất hiện có để điều chỉnh, bố trí, sắp xếp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo đảm thực hiện tốt chương trình GDPT; đặc biệt chú trọng các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, khu đông dân cư, các khu công nghiệp; lập kế hoạch chi tiết cụ thể, tổ chức thực hiện tăng cường cơ sở vật chất, trường, lớp học đáp ứng điều kiện tối thiểu để thực hiện Chương trình GDPT; Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hoá SGK, mở rộng về số lượng đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn, xuất bản SGK và nâng cao chất lượng SGK; Tạo cơ chế cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và mở rộng đối tượng được hưởng ưu đãi, trợ cấp hoặc miễn phí sử dụng SGK, tài liệu học tập, đặc biệt đối với các em học sinh tiểu học nhằm hiện thực hoá quy định tại Luật Giáo dục 2019 về việc thực hiện giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc.

Mạnh Cường


Mạnh Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]